Page 286 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 286

Điều  tri:  Tách  nạn  nhân  ra  khỏi  vật  gây  bỏng.  Dùng  oxy ngay  (thông
             khí,  đặt  nội  khi  quản),  hoặc  hô  hấp  nhân  tạo,  xoa  bóp  tim  ngoài  lồng
             ngực,  thổi  ngạt.  Bù  huyết tương  bị  mất.  xử lý chấn  thương  đe  doạ  sự
             sống có liên quan.  Bảo vệ không  lây nhiễm.  Kiểm tra chuyển  hóa.  Nếu
             do  hóa  chất được  rửa  sạch  bằng  Cu  Sulfat  1%  (nhưng  coi  chừng  hấp
             phụ  nhiều  đồng),  sốc  có  thể  xảy  ra,  dịch  thường  dùng  là  Lactat  -
             Ringer,  tuỳ  theo  BSA  mà  dùng  (theo  rõi  huyết  áp,  mạch,  lượng  nước
             tiểu  thải  ra).  Đau  nặng  thì  dùng  morphin,  meperidin,  đau  nhẹ  dùng
             AINS,  paracetamol.  cần  thiết  dùng  biến  độc  tố  uén  ván  tăng  cường.
             Xâm  nhập  của  vi  khuẩn:  dùng  Penicillin  G 5  triệu  đơn  vị.  Sau  đó tính
             đến điều trị bỏng dài  hạn.
                 Bỏng ngoại trú: Tức thời ngâm vảo  nước lạnh, do hoá chất thì dội
             nhiều  nước.  Làm  sạch  bằng  xà  phòng.  Nếu  vết  bám  sâu,  gây tê  bằng
             lidocain  1-2% cho ngấm rồi cọ rửa với bàn chải và xà phòng.  Làm sạch
             các mụn nước, còn để xem độ sâu của bỏng.  Bỏng  mắt,  rửa sạch bằng
             nước sạch,  cấp cứu bệnh viện.
                 Thuốc:  Cần thiết dùng  ngay dịch truyền,  thuốc trợ tim,  kích thích
             hô  hấp,  bôi  kem  bỏng  như Sulfadiazin bạc,  B7S,  phun  thuốc tạo bọt,  tạo
             màng...  Nếu  cần  phải  có  nẹp  ví  dụ:  khớp  -  Băng  ngón  tay phải  riêng
             biệt. Điều  quan trọng  nhất  là  nâng cao các chi  bị  bỏng  (chân,  tay) cao
             hơn  tim  trong  mọi  lúc  có  thể.  Nếu  bỏng  sâu  cần  phẫu  thuật,  ghép  da
             v.v...
                 Thuốc:  uống  Penicillin  V  1-2  g/ngày,  chia  4  lẩn  dự  phòng
             (erỵthromycin  nếu  dị  ứng  Penicillin).  Dùng  thuốc  giảm  đau.  Bôi  tại  chỗ
             (như trên).




             3. ĐIỆN G IẬ T
                 Tổn thương gây ra  do một dòng điện chạy qua cơ thề (sét và điện
             nhà).
                 Điện  một  chiều  (DC)  có  tẩn  số  =  0  ít  nguy  hiểm,  gây co  giật  và
             đẩy nạn nhân  ra xa. Điện xoay chiều  (AC) phụ thuộc vào tần số,  tần số
             50-60  Hz  lả  phổ  biến  và  rất  nguy  hiểm,  hơn  cà  dòng  điện  tẩn  số  cao.

             282
   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291