Page 291 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 291
Phòng bệnh: Ăn uống có đủ vitamin B, 0,4 mg B,/1000 kcal.
- Không xay xát, vo gạo quá kỹ.
- Chống nạn nghiên rượu.
- Ăn uống cân đối các chất và vitamin các loại.
(Xem thêm 2.5/XI).
9. CẤP cứl) CHẾT ĐUỐI
Chết đuối là chết vì ngạt thở do cơ thể hay mặt nạn nhân bị dìm
trong nước. Do hít nước vào phổi. Dạ dày đầy nước kích thích nôn tràn
cả vào phế quản, phế nang phá hỏng chất làm giảm sức căng bề mặt,
làm phổi kém đàn hồi, thương tổn phế nang, gây xẹp, tăng sức cản hô
hấp, nước ào vào phế nang làm rối loạn khuyếch tán thông khí, tưới
máu (mất oxy) gây phù phổi cấp. Nước vào, bẩn gây viêm nhiễm.
Triêu chửng: Suýt chết đuối với 4 nhóm triệu chứhg:
Rối loạn tri giác, (tỉnh táo, lơ mơ, hôn mê).
Suy hô hấp (khó thở, tím tái, phù phổi).
Suy tuần hoàn, (loạn nhịp tim, hạ hoặc mất HA, giảm khối lượng
tuần hoàn, ngừng tim).
Hạ thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ nưởc và thời gian chìm, rối
loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt.
Điều tri: cấp tốc hồi sức, đặc biệt giảm oxy huyết và nhiễm toan (phù
phổi, phù não do thiếu oxy mô). Nếu do lạnh thì phải làm ấm. Làm
sạch miệng, hà hơi thổi ngạt. Miệng áp miệng phải làm tức thời kể cả ở
dưới nước (nhớ bóp mũi, nếu thổi mũi thì khép miệng nạn nhân). Nếu
nạn nhân mê không thấy mạch, cho nằm đầu thấp, hà hơi thổi ngạt,
bóp tim ngoài lồng ngực (bóp 5 lần thổi ngạt 1 lần). Hai người làm thì
tốt, một hà hơi thổi ngạt, một bóp tim (ấn thật mạnh vùng tim). Thổi cho
ngực nạn nhãn phồng lên là đúng. Nếu không thấy tim đập và mạch
cảnh thì xoa bóp tim trong lồng ngực. Dùng máy thông khi cơ học. Hút
đờm dãi và dịch trong khi quản, dạ dày. Phải làm cho nước ở trong
người nạn nhân chủ yếu ở phổi thoát ra (làm sau thổi ngạt bóp tim).
287