Page 295 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 295
12. RƯỢU - NGHIỆN Rượu
Rượu là hỗn hợp giữa alcol và nước. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa 2
thành phần ấy (tt/tt) có các loại rượu có nồng độ khác nhau. Rượu cao
độ, trên 95° thường dùng làm dung môi, rượu để uống thường từ 10-50°,
trung bình 30-40°.
Rượu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Không có tạp chất gây nguy
hiểm: aldehyd, ceton, benzen, methanol và nhựa. Chỉ riêng methanol,
ngoài các triệu chứng ngộ độc chung, còn gây đau tiêu hoá nặng nề,
mắt nhìn nhiễu loạn không hồi phục đến đui mù, nhiễm acid chuyển
hoá nghiêm trọng (acid formic), kéo dài hôn mê và chết do ngừng thở.
Các tạp chất khác như benzen dễ gây ung thư.
Dù là rượu sạch uống quá liều cũng gây ngộ độc tức thời: trạng
thái phởn phơ, cảm xúc rối ren, nói năng líu nhíu bừa bãi, mất lý trí, gây
gổ, hung hăng, đái nhiều, mất điều hoà vận động, nôn mửa, khát nước,
đau bụng, đau đầu, hoa mắt, chòng mặt, mệt lả, run rẩy, rung giật, tái
nhợt, vã mồ hôi, sững sờ, da lạnh ẩm, hạ thân nhiệt, thở chậm khó
nhọc, đồng tử giãn, tim đập nhanh, hạ đường huyết, tuần hoàn suy sụp,
ảnh hưởng sọ não và hôn mê. ít khi chết người, nhưng nếu ngủ lịm
(hôn mê dai dẳng) trên 12 giờ là nguy hiểm. Say rượu, do hạ thân nhiệt,
ra gió và lạnh có thể đột tử.
Ngộ độc ấy kéo theo nhiều bệnh khác, đặc biệt bệnh tuy, dạ dày
cấp.
Do tác động sọ não, thần kinh, rượu làm suy giảm hoặc mất khả
năng về lý trí và phối hợp, nguy hiểm khi lái xe, vận hành máy, làm việc
trên cao, nơi nguy hiểm.
Nghiện rượu, với độc tính trường diễn nguy hại cho tiêu hoá như
phù nề, chảy máu; bệnh tuy; bệnh gan (xơ gan); bệnh cơ tim; tàn phá
cơ bắp; liệt dương; tăng huyết áp; tăng acid uric niệu, lại càng xấu hơn
nếu chế độ ăn uống không phù hợp (xem bệnh gan, tuy và tim do thiếu
vitamin B, ở phần trên) và bệnh trầm cảm.
Với người mang thai: rượu dễ dàng qua thai, gây cho thai nhi
nhiều rủi ro, gay biến đổi gen đưa đến dị dạng, giảm phát triển trí tuệ
của trẻ em.
291