Page 297 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 297
mạch: acid thioctic 25 mg/4 lần/ngày.
Với ngộ độc nhanh: truyền dịch NaCI 0,9% và glucose 5%. uống
than hoạt (như trên). Sorbitol uống 1 -2 g/kg/6 lần/ngày.
14. RẮN CẮN
Triêu chửng: Có rất nhiều loại rắn độc, nọc có thể độc vừa, nhưng có
loại nọc rất độc. Đại diện cho những loài rắn độc ở Việt Nam là: rắn hổ
mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn lục vả một vài rắn biển.
Bị rắn cắn: có khi không biết rắn gì cắn. Các biểu hiện: lo lắng,
chónq mặt, sốc có thể xảy ra. Rối loạn đông máu, tan máu, chảy máu.
Nôn mửa - ỉa chảy - Rối loạn nước, điện giải - Suy thận cấp - Tiêu cơ
vân.
Điều tri: Xét nghiệm công thức máu (prothrombin, fibrinogen, máu
chảy, máu đông...). Điện tim - Theo dõi thận.
Khi bị rắn cắn kêu ngay người khác đến giúp. Tức thời rửa ngay
bằng nước nhiều lần, nặn bóp (nếu cần mở rộng vết cắn) cho ra nọc tại
chỗ. Sát khuẩn vết cắn, nếu có than hoạt ép vào vết cắn băng lại. Đau
cho uống Efferalgan codein hoặc tiêm Pro-Dofalgan 1 g theo tĩnh mạch
hoặc bắp.
Đưa đi cấp cứu bằng xe ô tô hoặc cáng, không được để bệnh
nhân tự đi hoặc chạy hoặc đi xe đạp, xe máy vì có thể sốc và truy
mạch.
Truyền dịch. Tiêm thuốc đặc trị rắn cắn (huyết thanh kháng nọc
rắn) - Thuốc chống uốn ván - Thuốc chữa rối loạn đông máu - Chống
suy thận cấp - Thở hỗ trợ hoặc nội khí quản (thông khí) - Chống phù nề
(corticoid) - Trị đau: Pro-Dafalgan.
Cẩn thận khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn có thể phản vệ (có
adrenalin dự phòng).
Chú ý: Không cho uống rượu (kế cả rượu trị rắn cắn).
Nhũng người nuôi rắn, làm việc ở rừng núi cần có thuốc trị đau
nhức, viên than hoạt bên mình. Quần áo mũ bảo hộ lao động - Đi giày
hoặc ủng khi làm việc.
293