Page 292 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 292
Nếu sau 1 giờ cấp cứu, thân nhiệt đã trên 32°c, tim không đập thì
không có hy vọng cứu được. Đưa đi bệnh viện sớm nếu đã có tiếng tim
và huyết áp.
10. VIÊM MÀNG BỤNG
Viêm do trong ổ bụng có mủ, có giả mạc, có dịch tiêu hóa, có
phân, có dịch mật, có nước tiểu...
Có nhiều loại: nguyên phát, thứ phát, vi khuẩn, hóa chất, cấp -
mạn; lan tràn hay khu trú. Đặc biệt loại thứ phát do thương tổn một tạng
nào đó rồi vi khuẩn gây nên viêm như: do ruột thừa, dạ dày - tá tràng,
túi Mackel, hoại tử ruột non, thủng hồi tràng, do ung thư, áp xe gan
amip và đường mật, do sỏi mật viêm túi mật hoại tử, viêm phần phụ, vỡ
tử cung, thủng tử cung, chấn thương bụng, phẫu thuật ổ bụng...
Triêu chứng: Đau khắp bụng, liên tục, tăng lên khi vận động, không
dám cử động - xoay người, cố nằm im, không dám ho - thở mạnh - hít
sâu - nói to, hai chân co (nhưng sỏi ống mật chủ và niệu quản lại kêu
la, lăn lộn, gập người, gò lưng, gác chân lên tường, tay ôm bụng), nôn
ói, bí trung đại tiện, trướng bụng, co cứng thành bụng (ấn rất đau), gõ
đục. Sốt cao, mạch nhanh, khó thở, thở nhanh, môi khô, lưỡi bẩn, thở
hôi.
Điều tri: Xét nghiệm - X quang - Chọc dò - Siêu âm. Phẫu thuật (thứ
phát).
Thuốc: Dùng kháng sinh là rất cần thiết. Chọn loại thích hợp,
nhiễm ky khi dùng metronidazol. Làm hạ sốt bằng chườm lạnh và
AINS, paracetamol.
Hút dạ dày là bắt buộc.
Sau phẫu thuật làm sạch ổ bụng.
Chăm sóc ăn uống sau mổ rất quan trọng. Theo dõi sau mổ vì
vết thương mổ rất dễ nhiễm khuẩn.
Có thể biến chứng sau mổ nhiều tháng, nhiều năm (nhất là tắc
ruột do dính, do dây chằng).
288