Page 279 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 279
9. TIM HẸP HAI LÁ
Còn gọi là bệnh hẹp hai lá, hẹp van tăng mạo, hẹp van mũ ni. Hai
lá van bị viêm dày lên, xơ hoá, lâu ngày bị vôi hoá. Hai mép van dính
vào nhau làm lỗ hai lá hẹp dẩn lại cho tới khi diện tích lỗ còn khoảng 1
cm2, thậm chí bằng đầu bút chì gọi là hẹp khít. Làm lỗ van biến dạng,
máu khó chảy qua, bị ứ lại trong tâm nhĩ trái ứ ngược dòng lên phổi gây
khó thở, khạc ra máu và các biến chứng khác.
Nguyên nhân: sốt thấp khớp do liên cầu khuẩn beta tan máu
nhóm A. Vi khuẩn gây viêm họng gây cơn sốt thấp khớp, biến chửng
viêm tim cấp, 30% gây hẹp hai lá và vài bệnh van tim mạn khác.
Triêu chứng: sốt, đau khớp, múa giật, máu lắng nhanh, bạch cầu
trung tính tăng cao, vi khuẩn beta ở họng - khớp xương lầr»- lượt sưng to,
đau, nóng đỏ, viêm tim làm khó thở, mạch nhanh - gọi là bệnh thấp tim.
Triệu chứng cơ năng khác: tim nhanh, đánh trống ngực, ho, khó thở,
khạc ra máu bọt hồng, khản tiếng, khó nuốt, suy nhược, tím môi, gan
to, phù chân, ứ nước (cổ trướng), sốt, vàng da và biến chứng khác như
bội nhiễm.
Điếu tri: Xét nghiệm - X quang - Điện tim - Siêu âm - Thăm dò.
Nội khoa: Penicillin liều rất cao khi viêm họng có vi khuẩn beta,
nếu có sốt thấp khớp dùng penicillin tác dụng chậm 600.000-2,4 triệu
UI X 2-4 tuần, kết hợp với thuốc chống viêm AINS và corticoid. Cứ 3-4
tuần sau tiêm nhắc lại một mũi cho đến 15-30 tuổi, nếu đã biết hẹp hai
lá phải tiêm suốt đời. cần đưa đi bệnh viện nếu khó thở, mệt mỏi, suy
tim, loạn nhịp tim. Cuối cùng là phẫu thuật tách mép van hai lá, chỉnh
hình van hai lá và thay van.
Phòng bệnh: Chú ý các trường hợp viêm họng, ngoáy họng tìm
liên cẩu khuẩn beta tan máu nhóm A. Nếu có phải chữa trị dứt điểm.
Nếu đã thấp khớp cần phòng bệnh cấp 2.
275