Page 261 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 261

2.    Viêm đại tràng mạn tính: Biểu  hiện của  viêm  ruột,  đau  bụng,
              ỉa  chảy  hoặc  một  hội  chứng  ly.  Diễn  biến  từtìg  đợt  có  thể  thưa  hoặc
              dày.  Có  thể  biến  chứng:  tắc  ruột,  rò  thủng  ruột,  chảy  máu,  giãn  đại
              tràng và ung thư hoá.
              Điều tri: Xét nghiệm. Soi. X quang.
                   Thuốc:  than hoạt 4 -  10 g/ ngày hoặc  Carbophos 4 - 6 viên/ngày
              hoặc Actapulgit 2  gói/ ngày.  Berberin  100  mg 4  viên/ ngày X 7  ngày +
              loperamid 2 viên/ ngày X 2 ngày.  Có thể dùng metronidazol 0,250 g/lần
              X 4 lần/ngày trong 7 - 1 0  ngày (vào giữa  bữa ăn)  hoặc  Co-Trimoxazol,
              furazolidon, nifuroxazid.  Sulfaguanidin uống  10-12 viên/ngày cũng tốt.
                   Nếu do amip:  dehydroemetin tiêm bắp.  Metronidazol là tốt nhất.
                   Nếu do nắm dùng nystatin  0,25 g X 6 -10 ngày.
                   Có chảy máu:  salazopyrin 0,50g X 2 - 4 viên/ ngày X 10 ngày.
                   Lưu ý: Cần phân biệt với bệnh đại tràng chức năng (ĐTCN). Đó là
              hội chứng rối loạn chức năng đại tràng,  không tìm thấy tổn thương thực
              thể  nào  (viêm,  loét...)  biểu  hiện  rối  loạn  vận  động,  hấp  thu  tiết  dịch,
              phát triển vi khuẩn.  Rối loạn này giống như tổn thương thực thể.
                   Có 2 nhóm: nhóm có nguyên nhân gọi là bệnh ĐTCN thứ phái và
              nhóm không có nguyên nhân gọi lả bệnh ĐTCN nguyên phát.
                   -  ĐTCN  thứ phát:  do  bệnh  đường  ruột  ngoài  đại  tràng,  do  thần
              kinh, do bệnh  chuyển  hóa,  nội tiết,  thuốc men,  độc tố gây đi  lỏng,  đau
              bụng, đầy hơi, táo bón.
                   -  ĐTCN  nguyên  phát:  Không  tìm  thấy  nguyên  nhân  chỉ  điều  trị
              triệu chứng. Chẩn đoán rất khó, người ta thường gọi là đại tràng dễ kích
              thích: đau bụng, đại tiện bất thường, co thắt,  căng bụng  do rối loạn vận
              động  ruột,  khi  táo  bón,  khi đi  lỏng,  xuất tiết nhiều  nhầy.  Phụ thuộc vào
              tính chất lý hoá của thức ăn, ruột phản ứng lại một số dịch thể, phản xạ
              dạ dày - ruột tăng  lên, tăng trương lực cơ, buồn đại tiện sau khi ăn.
              Triêu  chứng:  thường  là  đau  bụng,  đại  tiện  bất  thường,  phân  không
              thành khuôn - Có đầy hơi chướng bụng, nổi cục cuộn ruột, sôi bụng.  Có
               người  đau  đầu,  buồn  nôn,  đau  ngực,  khó  thở -  Có  thể  đi  lỏng  -  đau
               bụng,  táo  bón  -  đau  bụng,  táo  bón  -  đi  lỏng  xen  kẽ.  Phân  nát,  lỏng,
              nhày  không  có  máu  thường  xảy  ra  khi  thay đổi  sinh  hoạt,  căng  thăng
                                                                    257
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266