Page 256 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 256
trĩ. ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt lao động.
Có thể gây thiếu máu do chảy máu.
Biến chứng: tắc mạch do trĩ, nghẹt, nhiễm khuẩn, chảy máu và sa
niêm mạc trực tràng.
Điều tri: Tránh táo bón (xem mục 7/XIX).
Đặt viên trĩ, mỡ: Proctolog. Préparation H. uống: circanetten.
Cuối cùng là dùng thuốc làm xơ, thắt trĩ, liệu pháp lạnh, liệu pháp
nước sôi, liệu pháp quang học (Laser YAG), đốt điện và phẫu thuật cắt
trĩ. Sau đó dùng kháng sinh.
Các thuốc khác: Anovate, Cevit rutin, Dation, Diosmin, Ginkor
fort, Rutin (Mevon 500), Titanorein, Venosan, Ginkgo procto.
Trĩ độ 1, 2, 3 tiêm gây xơ tận gốc búi trĩ: Quinin urê, dầu phenol
5%, cồn tuyệt đối polidocanol, dung dịch muối ưu trương làm cho trĩ độ
I, 2 có thể biến mất, trĩ độ 3 làm cầm chảy máu. Có thể dùng điện cao
tần áp tại chỗ làm cầm máu. Thắt búi trĩ 1, 2 bằng vòng cao xu.
Trĩ có biến chứng: Điều trị như trên cùng với thuốc giảm đau như
paracetamol, codein, aspirin. Heparin tại chỗ.
Trĩ độ 3, sa trực tràng: Ngâm hậu môn nước nóng hàng ngày. Sa
thì nhẹ nhàng đẩy vào, tập vận động nâng cơ hậu môn. Thường là phải
phẫu thuật nếu cháy máu kéo dài và nặng, huyết khối, nghẹt trĩ, sa trực
tràng nặng.
Phòng tránh: Chống táo bón, rặn khi ỉa quá mức.
Ăn nhiều quả, nhiều chất xơ.
Dùng các thuốc chống táo bón.
Không ăn các chất kích thích: rượu, ớt, hạt tiêu.
Tránh ngồi và đứng nhiều.
I I . TRÀO NGƯỢC DẠ D À Y -T H ự C QUẢN
(GER = Gastroesophageal reflux)
Trào ngược của dịch và chất chứa trong dạ dày lên thực quản.
Hậu quả là gây viêm hoặc loét thực quẩn đưa đến hẹp thực quản.
Cơ chế là do giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản.
252