Page 254 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 254
Glycerol, Microclismi...
Không nên lạm dụng thuốc chống táo bón, dễ gảy bệnh
melanose (gây ỉa chảy hoặc táo bón nặng hơn khi ngừng thuốc).
8. TẮC RUỘT - LỒNG RUỘT
8.1. TẮC RUỘT
Đau từng cơn kéo dài 2-3 phút. Nôn (thức ăn sau lả mật dịch, nôn
ra phân là để quá muộn). Bí trung đại tiện. Trướng bụng. Khi đau hiện
tượng nhu động ruột như rắn bò. Sờ nắn: phản ứng, có thể thấy búi
giun, khối lồng ruột, u. Gõ đục. Nghe thấy lọc rọc do hơi và dịch
chuyển. Trực tràng rỗng. Toàn thân: có thể mất nước, điện giải, hạ HA,
nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Điều trì: Xquang. Làm xẹp ruột, điều chỉnh nước, điện giải, calo, tắc
ruột thấp phải hút liên tục để làm xẹp ruột (vai trò hàng đầu).
Phẫu thuật.
Sau mổ: kháng sinh. Nước điện giải và cung cấp calo (glucose +
insulin).
8.2. LỒNG RUỘT
Khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột cạnh nó (thoát vị
ruột vào lòng ruột). Gây nghẹt và hoại tử. Phái chẩn đoán và xử lý sớm.
Đột ngột đau, khóc thét, ưỡn người, nôn vọt, giãy dụa, tím tái. Đỡ
dần, rồi lại tái diễn, lả dần, ngủ thiếp. Nôn ra sữa, mật có khi có phân,
ỉa ra máu mũi, trướng bụng. Mạch nhanh, lờ đờ, sốc - Có thể sốt - Có
thể thấy khối lồng dài như chiếc dồi, cạnh rốn bên phải dưới sườn phải
(nếu đến sớm). Thăm trực tràng: rỗng, có máu mũi, máu tươi theo tay là
rõ lồng ruột. Sờ thấy đầu khối lồng lả lồng ruột để quá muộn.
Điều trí: X quang - Có 2 phương pháp: tháo lồng không cần mổ (bơm
baryt và bơm không khí) và phẫu thuật tháo lồng.
- Bơm baryt ít dùng vì nhiễm tia X, vỡ ruột nhiễm độc baryt.
250