Page 223 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 223
hoặc Nibiol (nitroxolin) 100 mg X 14 viên (ngáy uống 4 viên, sáng 2 và
chiều 2).
Hoặc Co-Trimoxazol 4 viên/ngày X 7 ngày. Nếu không đỡ tiêm
gentamicin 80 mg/ngày X 7 ngày.
Nếu viêm thận, bể thận cấp: Peflacin 400 mg X 10 ống (iv) sáng 1
ống, chiều 1 ống. Sau chuyển sang uống 2 viên/ngày X 7 ngày. Hoặc
dùng Unasyn, Augmentin. Nếu bị mạn tính phải dùng thuốc 2 đợt, mỗi
đợt 10 - 14 ngày.
Nếu viêm mủ niệu đạo lậu cầu hoặc Chlamydia: Penicillin 3 triệu
UI/ngày sáng vả chiểu X 5 ngày hoặc Peflacin uống 400 mg X 2
viên/ngày X 10 ngày.
Phòng bệnh: Vệ sinh sinh dục tốt, nhất là sau hành kinh, sau đẻ,
sau cưới. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Dùng bao cao su.
Sử lý bao quy đầu (nếu có), sỏi tiết niệu.
Thủ thuật tiết niệu (thông, soi...) phải tuyệt đối vô trùng.
Uống nhiều nước hàng ngày đảm bảo 1,5 - 2 lít nước tiểu/ngày
(nhất là mùa hè, lao động, tập luyện nặng).
Xác định là nhiễm khuẩn tiết niệu dưới phải chữa trị đến nơi đến
chốn, tránh chuyển sang mạn tinh và biến chứng. Nhất thiết phải nuôi
cấy vi khuẩn để trị cho đúng.
3. SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Có thể xuất hiện bẩt cứ nơi đâu trong đường niệu là nguyên nhân
phổ biến cua sự đau đớn, chảy máu, tắc nghẽn và nhiễm khuẩn thứ
phát.
Triêu chứna: Đau lưng, sỏi bàng quang thì đau trên mu. Có thể tắc đái
khi đang đái. Thăm dò bằng ống kim loại có tiếng chạm kim khi.
Đau nhói, buốt từng hồi, bắt nguồn từ sườn hay thân lan dần qua
bụng, dọc theo niệu quản đến tận vùng cơ quan sinh dục và đùi trong.
Trướng bụng, buồn nôn, nôn, làm lu mờ nguồn gốc tiết niệu, sốt, rét
run, đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đál nhiều lần nhất là sỏi đi xuống niệu
quản.
219