Page 203 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 203
2.6. ĐẺ KHÓ
Phân lớn là đẻ con so. cần có sự theo dõi cẩn thận do chuyên
khoa đảm nhiệm và chuyển dạ, chuyển dạ kéo dải, cân xứng thai nhi -
khung chậu, rối loạn chức năng...
2.7. VIÊM MÀNG ố l - MÀNG ĐỆM
Nhận biết nhiễm khuẩn dịch ối - màng ối, 85% người không có
triệu chứng. Tác dụng xấu đến trẻ sơ sinh non tháng, tăng bệnh tật vả
tỷ lệ tử vong.
Triẽu chứng: Chuyển dạ trước khi đủ tháng. Có thể người mẹ bị sốt,
đau vùng tử cung, bạch cầu tăng, nhịp tim thai nhanh.
Điều tri: Kháng sinh phổ rộng, ampicilin 2 g/mạch, tiếp cứ 6 giờ 1 g.
Gentamicin 120-140 mg, tiếp theo 1-1,5'mg/kg tiêm tĩnh mạch cứ 8
giờ/lẩn. Nếu vi khuẩn yếm khí thì clindamycin 500-700 mg cứ 6 giờ/lần.
Hoặc theo kinh nghiệm, nếu vi khuẩn chưa được nhận biệt như
erythromycin.
2.8. CHÀY MÁU LÚC CHUYEN d ạ
Hai biến chứng nguy hiểm nhất là rau bong non và rau tiền đạo.
Ra máu đầm đìa là dấu hiệu duy nhất.
Rau bong non: tức là rau bong sớm trước lúc đẻ, một nửa trong số này
có tăng huyết áp. Có 3 mức độ: độ I không suy thai; độ II chảy máu vừa
phải có suy thai; độ III chảy máu nặng, thai thường chết.
Triệu chứng: chảy máu trong quỷ 3 thai kỳ, đau, co cứng. Dịch ối
màu rượu vang đỏ, có khi gối lên nhau cả 3 mức độ.
Theo dõi thận trọng liên tục. Nếu mức độ I không suy thai có thể
đẻ an toàn. Nếu tim thai không bình thường thì thường mổ cắp cứu lấy
thai, giảm tử vong chu sản. Theo dõi và xử lý nếu không ổn định huyết
động học.
Rau tiền đạo: bánh rau trưởng thành phải sát mép hoặc che phủ lỗ
trong cổ tử cung, chiếm 0,6% các cuộc đẻ. Có 3 loại: hoàn toàn (lỗ
trong tử cung bị rau phủ kín), không hoàn toàn (tức là phủ 1 phần),
199