Page 202 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 202
2.3. TĂNG HUYẾT ÁP THAI NGHÉN (trên 140/90 mmHg)
Tiền sản giật là đặc trưng, protein niệu (> 0,3 g/24 giờ), phù.
Nguyên nhân: dưới 15 tuổi, mâu thuẫn vợ chồng, tiền sử tiền sản
giật, thai đôi, tăng HA mạn, đái tháo đường, bệnh tạo keo, chửa trứng,
di truyền...
Trỉêu chứng: Tăng HA, protein niệu, phù (chú ý tăng nhanh trọng
rượng), rối loạn thị giác, co giật, nhức đầu, đau thượng vị, tăng phản xạ.
Xử trí: Xét nghiệm. Nghỉ ngơi. Đình chỉ thai nghén nhưng bất lợi cho
thai (chỉ dùng khi tình trạng mẹ xấu đi). Dùng nifedipin 10-20 mg/6-8
giờ tốt hơn methyldopa và hydralazin.
Đe phòng, điều trị sản giật dùng magne sulfat tốt hơn phenytoin.
Theo dõi tim mạch, tiểu cầu.
2.4. CHUYỂN DẠ SỚM
Trước 37 tuần. Nguyên nhân có nhiều: do chăm sóc y tế trước đó,
hành vi tâm lý - xã hội như hút thuốc, dinh dưỡng kém, lao động quá
sức, rượu, ma tuỳ, tâm lý; nguy cơ do đa thai, cơn co tử cung, cổ tử
cung mở > 2cm, vỡ ối hoặc chưa, cổ tử cung xoá nhiều.
Dự phòng cấp I: trị viêm âm đạo do vi khuẩn và vi khuẩn không
triệu chứng, đặc biệt lại có Trichomonas. Dùng clindamycin là có ích:
300mg X 2 lần/ngày X 7 ngày và đặt clindamycin 2 lần/ngày X 7 ngày,
hoặc uống metronidazol 500mg X 2 lần/ngày X 7 ngày hoặc đặt
metronidazol 2 lần/ngày X 5 ngày.
Dự phòng cấp II cần do chuyên khoa thực hiện (hộ lý, thuốc men,
phẫu thuật...).
Điều trị nói chugn là làm ngừng chuyển dạ do các nguyên nhân
xác định. Theo dõi tim thai, cơn co tử cung, siêu âm thai, phát hiện rau
tiền đạo.
2.5. THAI GIÀ THÁNG
Thai kéo dài giữa 41-42 tuần (249 ngày), có thai kéo quá 43 tuần
(hiếm) tăng tỳ lệ tử vong chu sản. cần phải có sự can thiệp kịp thời của
chuyên khoa trong việc theo dõi thai, gây chuyển dạ đẻ và phẫu thuật.
198