Page 208 - Bệnh Thường Mắc Thuốc Cần Dùng
P. 208

8. SA SINH DỤC
               Là  sa  dạ  con,  thường  cả  bàng  quang,  trực  tràng  vào  trong âm
          đạo.  Nếu nặng có thể sa ra ngoài âm đạo.
               Nguyên  nhân:  Có  thể  đẻ  sớm,  đẻ  dày,  đỡ  đẻ  không  đúng  kỹ
          thuật,  sau  đẻ  lao  động  sớm  hoặc  lao  động  nặng,  ốm  yếu  suy  dinh
          dưỡng  sau  đẻ  dẫn  tới  tỉnh  trạng  dây chằng  và  cơ vùng  đáy chậu  dãn,
          suy yếu,  rách  không đủ sức giữ tử cung ở vị tri cũ.
               Có 3 độ sa: - Độ 1 : Sa xuống thấp nhưng còn  nằm trong ảm đạo.
                   -  Độ  2:  Cổ  tử cung  thập  thò  ở âm  hộ,  cọ  sát  nên  dễ  sung
          huyết và loét.
                    - Độ 3:  Thân tử cung ra  ngoài âm hộ.  Thường  kèm sa  bàng
          quang, trực tràng, sa ruột.
          Triêu  chứng:  Tức  bụng  dưới  (đứng)  nằm  thi  hết.  Đau  vùng  sau  thắt
          lưng.  Cảm giác muốn  rặn đẻ.  Nếu sa bàng quang: đái khó,  đái són, đái
          rắt,  đái  són  khi  cười  to,  ho,  rùng  mình.  Đái  không  hết  nước  tiểu,  gây
          viêm  bàng  quang,  gây đái  buốt.  Có  khi  phải  đẩy  bàng  quang  lên  mới
          đái được. Đại tiện cảm giác như không hết.  Có khi táo bón.
          Điều tri:  Phẫu thuật là chính với tình trạng  sa độ 2 và 3.  Tuỳ theo mức
          độ và  yêu  cầu  của  người  bệnh  thầy thuốc  áp dụng  phương  pháp phẫu
          thuật nào cho phù hợp,  nhưng dù phương pháp nào cũng phải đảm bảo
          làm chắc lại hệ thống dây chằng, các cơ nâng.
               Có  thể  có  biến  chứng  sau  phẫu  thuật:  đái  khó  (thông  đái),  chảy
          máu,  tắc mạch (ít gặp),  bị sa lại, đau khi  giao hợp (không  nên giao hợp
          sớm).
               Với độ  1 :  Có thể dùng vòng  nâng đặt vào trong âm đạo để đẩy tử
          cung  lên,  không cho sa xuống (nếu các cơ không quá yếu), ở Việt Nam
          chưa thấy có vòng  nâng này.










          204
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213