Page 492 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 492
như lúc đầu chỉ có Tản Đà lảm được những bài thơ
thất ngôn trường thiên tửng khổ bốn câu thành công
thì bây giờ đây là chuyện dễ dàng. Phải chăng biệt
tái thích nghi với cái mới là nằm trong cái gien di
truyền của dân tộc? Nhưng thể thơ song thất lục
bát làm bá chủ trong văn học giai đoạn 1903-1910
thì gần như biến mất, vì nó là thể thơ kêu gọi, mà
các nhả thơ mới vốn dĩ yếu đuối chỉ than thở chứ
không dám kêu gọi.
10. Cùng với sự thay đổi của ngôn ngữ, tiểu
thuyết, truyện ngắn rời khỏi con đường trước đây
của chuyện truyền kỳ, từ bỏ câu văn đối chọi để
chấp nhận ngôn ngữ giản dị của văn xuôi mà ta
thấy trong văn học Pháp.
Con đường náy bắt đầu ở Nam Bộ với "Truyện
thầy Lazaro Phiền"(1886) của Nguyễn Trọng Quản,
"Hoàng Tố Anh hàm oan" (1910) của Trần Chánh
Chiếu, "Người bán ngọc" (1981) của Lê Hoằng Mưu.
Tuy các tác giả đều cố ý viết tiểu thuyết theo phong
cách Tây phương, ngôn ngữ mộc mạc và mặc dầu
trong "Người bán ngọc" đã đề cập tới tình yêu xác
thịt, nhưng các tác phẩm không gây được ảnh hưởng
lớn. Đó là vì dấu vết truyền kỳ còn rõ, câu chuyện
không nêu lên một vấn đề chung của xã hội mà
theo các tác giả, chỉ muốn chống lại xu hướng ham
tiểu thuyết Tàu đang thịnh hành mà thôi. Người
Việt vốn say mê văn học, thích tìm qua tiểu thuyết
một cách trả lời những vấn đề trong đời sống của họ.
Dĩ nhiên, trong một xã hội phương Đông, nhân
vật tập trung mọi yêu cầu là người phụ nữ và câu
494