Page 488 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 488

với  văn  học  Pháp  các  đề  tái  là  như  nhau.  Ta  chỉ
       cần  đọc  Hàn  Mạc  Tử,  Chế  Lan  Viên,  Huy  Cận  là
       thấy.  Thứ hai,  mỗi  người  đưa  ra  một đề  tài  mới,  ra
       sức  duy  lý  hóa  nó,  cấp  cho  nó  một  ý  nghĩa  toàn
       nhân  loại:  đề  tài  cái  đẹp  ở  Thế  Lữ,  đề  tài  đau  khổ
       ở  Chế  Lan  Viên,  đề  tải  tình  yêu  ở  Xuân  Diệu,  đề
       tài  con  người  nông  thôn  bị  lạc  lõng,  đau  khổ  trong
       nếp sống thành thị ở Nguyễn Bính, đề tái con người
       cô  đơn giứa vũ  trụ  ở  Huy  Cận.  Một người  không có
       sự  đào tạo  của  phương Tây  như Tản  Đà  cũng phải
       sử  dụng  một  biện  pháp  mới:  đó  là  nói  lên  những
       ảo  giác  có  ý  thức  (hallucinations  conscientes)  về
       những mối  tình  tưởng  tượng của  tác  giả  với  những
       người đẹp thời  cổ  đại  hay với  một  hồng nhan  tri  kỷ
       theo giáo dục Tây  phương.  Neu không có  đề  tài  cao
       lôi  cuốn  thì  phải  chọn  đề  tài  thấp  vậy;  xác  thịt,
       nhục  dục,  sự  sa  ngã,  tội  lỗi,  rượu,  ma  túy.
            Một  khi  nêu  đề  tài  lên,  tác  giả  ra  sức  cấp  cho
       nó  một  cơ  chế  triết  học  để  cho  nó  mang  tính  toàn
       nhân  loại,  tức lá  điều  không có  trước  đây.  Điều  rất
       thú  vỊ  lá  người  ta  nói  chuyện  triết  học  khi  chưa
       biết  triết học.  Chế  Lan  Viên  17  tuổi,  con  người  má
       sau  này  chưa  hề  tỏ  ra  có  biệt  tài  của  tư  duy  triết
       học, nêu cao triết lý đau khổ, cái chết.  Nguyễn Bính
       mà quá trình giáo dục không theo phương Tây cũng
       đưa  ra  những  suy  nghĩ  triết  học  về  thế  thái  nhân
       tình,  phải  nói  rất  lôi  cuốn.
            Sự thâm nhập  của  văn  hóa  Pháp  còn  biểu  hiện
       khá độc đáo ở ngay trường hợp một nhá thơ là Quách
       Tấn  trong  "Mùa  cổ  điển"  viết  nhứng  bài  thơ  rất


       490
   483   484   485   486   487   488   489   490   491   492   493