Page 486 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 486
Pháp của Rông-xa (Ronsard). Còn ở Trung Quốc thơ
cổ vẫn là thơ quà tặng.
Thơ hàng hóa có bốn đặc điểm của hàng hóa;
(1) Đã gọi lả hàng hóa thì phải quảng cáo. Do
đó tác giả phải quảng cáo tài năng mình, cá nhân
mình, cái nhìn riêng của mình. Thơ quà tặng là để
tặng con người hiểu mình nên không cần quảng
cáo, cái tôi lúc đó là đáng ghét. Trái lại thơ hàng
hóa dứt khoát phải đề cao cái tôi.
Ta có thể xem Tản Đầ là người mở đầu cho loại
thơ quảng cáo này. ông khoe thơ, khoe tài, khoe
giá trị mình. Chỉ riêng cách ông tự gọi mình là Tản
Đà, tức là kết hợp cả cái đẹp của núi Tản Viên và
sông Đá Giang đã là một điều không thấy trong
cách đặt tên hiệu ngày xưa. Tôi là người Nghệ, có
thể lấy biệt hiệu lá Hồng Lĩnh, Hồng Sơn mượn tên
của núi, hay Lam Giang, Lam Thủy, mượn tên của
sông. Chẳng ai tự gọi mình là Hồng Lam cả. Nhưng
đã làm quảng cáo thì phải lạ, phải khác người, dù
có làm một hai nhà Nho khó chịu cũng đành vậy.
Tản Đà tự xem mình là "trích tiên”. Rồi thơ Thế
Lữ, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận... cũng đều
lo quảng cáo món hàng như nhau. Người này phải
khẳng định mình là "khách giang hồ", người kia
phải nói tôi là "người yêu cái đẹp", người khác bảo
mình là "Người điên", "Người say", "Người hay sầu".
Mọi nhà thơ mới đều cho mình là phi thường
hết. về điểm này chẳng cần phải chứng minh, cũng
thấy họ thể hiện yếu tố tự do cá nhân của văn học
Pháp mà trước đây ta không thấy.
488