Page 481 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 481
Một ngôn ngữ "đơn lập" gặp rất nhiều khó khăn
để diễn đạt tư duy khoa học. Một kết hợp như "anh
em ” có thể có bảy nghĩa khác nhau. (1) Neu là danh
từ kép nó có nghĩa là một danh từ tập hợp tương
đương với "các bạn nói chung" hay với "những người
trong gia đình bao gồm các ông anh và các đứa em".
(2) Neu dùng như một tính từ nó có nghĩa là "thân
mật". (3) Neu dùng như một động tử nó tương đương
với "chơi bời thân mật". (4) Nếu dùng như một cấu
trúc đẳng lập với hai từ độc lập nó sẽ tương đương
với "anh và em". (5) Neu dùng như một kết hợp của
một danh từ vói một danh từ theo quan hệ sở hữu,
nó sẽ có nghĩa là "anh của em". (6) Neu chữ "em"
được dùng như một đại từ nhân xưng, kết hợp này
có nhiều nghĩa khác nhau "anh của tôi, (7) anh
của mầy".
Làm sao có thể xây dựng khoa học, kỹ thuật,
với một ngôn ngữ không có sự phân biệt nào giữa
một kiến trúc từ pháp với một kiến trúc cú pháp?
Chỉ cần xem các cuộc tranh luận trên 2500 nay về
từng câu của "Luận Ngữ", "Đạo Đức Kinh ", ta cũng
khắc thấy sự tất yếu phải thay đổi cấu trúc ngữ pháp.
Con đường tiếng Việt đã trải qua là sao phỏng
ngữ pháp châu Ảu, mà trước hết lá sao phỏng ngữ
pháp của Pháp. Nhìn chung, tiếng Việt đã thi hành
những biện pháp sau đây:
(1) Một là tạo nên những kết hợp có tính chất
từ kép xuất phát từ một từ gốc, có tủ loại rõ ráng
và rất dễ hiểu bằng biện pháp dẫn xuất (dérivation)
của ngôn ngữ biến tố nhờ sử dụng những âm tiết
483