Page 477 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 477

người  chống  Cộng  sản  trong  văn  học,  còn  trước  đó
    không ai dám liều lĩnh như thế. Ngay trong xu hướng
    lãng  mạn  mà  các  nhà  phê  bình  sau  này  chê  bai,
    thực  tế  vẫn  là  phản  ảnh  một  xu  hướng  chung  là
    bảo  vệ  văn  hóa  dân  tộc,  cho  nên  có  giá  trị.  Điều
    nảy là  đối  lập  với  văn  học  công khai  sau  này  trong
    vùng  tạm  chiếm.

        Một văn học  tổ  quốc  luận  có  sự  lựa  chọn  riêng.
    Tầng  lớp  sĩ  phu  yêu  nước  từ  30  trở  đi,  không  lãnh
    đạo  văn  học,  bởi  vì  dủ  họ  có  Tống  Nho  đến  đâu,
    con đường sẽ  đi vẫn không phải  là chuyển  hóa Nho
    giáo,  mà  là  chấp  nhận  hệ  tư  tưởng  phương  Tây,
    nhằm  điều  chỉnh  nó  cho  hợp  với  yêu  cầu  dân  tộc.
    Trong  số  những  người  Tây  học,  bộ  phận  học  cao
    hơn,  tốt  nghiệp  các  trường  đại  học  trong  nưóc  hay
    ngoài  nước  về  cơ bản  không  tham  gia  cuộc  đổi  mới
    nếu  họ  tham   gia  vào  bộ  máy  cai  trị.  Muốn  là  nhà
    văn  của  giai  đoạn  mới  phải  lá  người  ngoái  lề,  tức
    là  sống đơn thuần bằng ngòi bút, hay dạy tư, không
    ăn  lương của  Pháp,  hay nửa ngoài  lề,  tức là  nếu có
    sống bằng đồng lương thì  phải làm những công việc
    đơn  thuần  văn  hóa,  xã  hội,  không  phải  làm  nghề
    cai  trị.  Đó  là  trường  hợp  các  nhà  giáo,  các  bác  sĩ,
    kỹ  sư.

        7.      Giai  đoạn  1930-1945  là  giai  đoạn  phản  ánh
    đầy  đủ  các  xu  hướng  của  văn  học  Pháp.  Điều  này
    một  phần được chuẩn bị  bởi những thay đổi xã hội:
    sự  ra  đời  những  thánh  phố,  cùng  với  những  thay
    đổi  của  nó  trong  giai  đoạn  mới:  điện,  nước  máy,
    điện  thoại,  tầng  lớp  thương  nhân  và  tầng  lớp  học



                                                           479
   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482