Page 474 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 474

Trong  giai  đoạn  1920-  1930  văn  học  công  khai
       ở Miền Bắc chịu ảnh hưởng  "Nam  Phong" vá  "Đông
       Dương  Tạp  chí" đi  kèm  với  tâm  trạng buồn  bã  sau
       khi  những  cuộc  vận  động  yêu  nước  thất  bại.  Xu
       hướng  chống  đế  quốc  biểu  lộ  trong  báo  chí  bí  mật
       chịu  ảnh  hưởng  Nguyễn  Ai  Quốc,  và  ở  Miền  Nam
       xuất hiện công khai trong La cloche íềlée (Cái chuông
       rè)  của  Nguyễn  An  Ninh,  TAnnam  của  Phan  Văn
       Trường  vá  trong  các  tác  phẩm  của  Trần  Hữu  Độ.
       Điều  rất  đáng  chú  ý  là  phong  trào  chống  đối  này
       đã  mang tính  chất xã  hội  chủ  nghĩa  tuy  chưa  phải
       lá  cộng  sản.
           (3).  Giai  đoạn  ba  (1930-1945)  là  giai  đoạn  ảnh
       hưởng  văn  học  Pháp  sâu  sắc  nhất  và  rõ  rệt  nhất,
       nhưng cho đến nay, vì thiếu một hệ thống khái niệm
       thích hợp, cho nên sự đánh giá gặp nhiều mâu thuẫn,
       mặc  dù  xét  về  dẫn  liệu  cụ  thể  có  nhiều  công  trình
       rất  tốt.
           Đặc  điểm quyết định  toàn bộ  văn học  giai  đoạn
       này  là  sự  đối  lập  giữa  một  bên  là  Đảng  Cộng  sản
       Đông Dương và một bên là chính sách của thực dân
       Pháp  để  ngăn  chặn  ảnh  hưởng  của  Đảng.
           Với  sự  ra  đời  của  Đảng  Cộng  sản  Đông  Dương,
       nhất  là  sau  Xô-viết  Nghệ-Tĩnh,  thực  dân  thấy  rõ
       kẻ  đối  thủ  có  thể  lật  đổ  mình  chỉ  là  Đảng  Cộng
       sản.  Neu như cuộc nổi  dậy của Việt Nam  Quốc Dân
       Đảng chỉ ba ngày lá dẹp xong, thì phong trào Xô-viết
       Nghệ-Tĩnh  lôi  cuốn  cả  toàn  dân  mấy  huyện,  phải
       sáu  tháng  mới  tạm  yên  và  Đảng  Cộng  sản  tuy  có
       bị  tổn  thất,  đã  chinh  phục  được  trái  tim  nhân  dân.


       476
   469   470   471   472   473   474   475   476   477   478   479