Page 469 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 469
(2). Giai đoạn hai từ đầu thế kỷ XX đến năm
1920 khi Nguyễn Ái Quốc váo Đảng Cộng sản Pháp
thường gọi là "phong trào tân thư". Trong giai đoạn
này, các nhà Nho bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Pháp
và Phương Tây, không phải qua người Pháp má qua
những sách báo cải cách của Trung Hoa. Lần đầu
tiên người Việt biết những tư tưởng phương Tây
như "Giao kèo xã hội" của Rut-xô, "Sự phân lập
chính quyền" của Mông-te-xkiơ (Montesquieu), lý
thuyết "Cạnh tranh sinh íôn"củaĐác-uyn(Darwin)...
và hiểu sở dĩ phương Tây xâm chiếm được Việt Nam
là vì nó có những tư tưởng cao hơn và thích hợp
hơn học thuyết Tống Nho.
Sự hiểu biết náy dẫn tới hai xu hướng, xu hướng
bạo động của Phan Bội Châu ở phong trào Đông
Du, gửi khoảng hai trăm thanh niên sang Nhật để
học tập quân sự, tiến hành khởi nghĩa võ trang. Xu
hướng hợp pháp theo Phan Châu Trinh lo truyền
bá tư tưởng mới, mở trường không lấy tiền để dạy
chữ Quốc ngừ và cổ vũ cải cách theo phương Tây
trong đó trường nổi tiếng nhất là Đông kinh nghĩa
thục ở Hà Nội năm 1907-1908. Xu hướng náy đã
lôi cuốn gần như toàn bộ các nhà trí thức Nho học
và tạo nên một nền văn học mới mang tinh thần
yêu nước mạnh mẽ. Xu hướng này kết hợp với phong
tráo cắt tóc, chống thuế năm 1908 đã trở thành một
hiện tượng mới: lần đầu tiên văn hóa gắn liền với
đấu tranh vì quyền sống của quần chúng lao động.
Tuy cả hai xu hướng đều thất bại và các chiến
sĩ hoặc là hy sinh trong chiến đấu, hoặc bị giam
471