Page 472 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 472

Thực dân  Pháp  vì  thấy chiếm Việt Nam  quá  dễ
        nên quên  rằng nhân dân  nước  này  có  truyền  thống
        yêu  nước  nhất  thế  giới.  Nó  đã  bỏ  m ất  cơ  hội  cứu
        vãn chế  độ  thuộc địa trong cái  phần có  thể  cứu vãn
        được.  Khi  giải  pháp  hòa bình bị thủ tiêu,  nước Việt
        Nam do truyền thống ngàn năm bất khuất, biết tìm
        một giải pháp khác sẽ thủ tiêu toàn bộ chế độ thuộc
        địa  của  Pháp  và  không  chỉ  của  Pháp.

            Để đối phó với một phong trào Đông du thứ hai,
        thực  dân  Pháp  bắt  buộc  phải  chính  mình  phổ  biến
        văn hóa Pháp và chấm dứt ảnh hưởng văn hóa Trung
        Quốc.  Chế  độ  khoa  cử  bị  hủy  bỏ  trong  toán  quốc
        năm  1919.  Chữ Hán  và  chữ  Nôm  từ  1920  biến  mất
        vá cái cầu nối liền văn hóa Trung Quốc với văn hóa
        Việt  Nam  cũng  mất  luôn.  Người  Việt  Nam  từ  đó
        gần  như  không  biết  gì  về  những  chuyển  biến  của
        văn  hóa  Trung  Quốc:  một  vận  động văn  hóa  to  lớn
        như  cuộc  vận  động  Ngũ  Tứ  năm  1919  không  được
        ai  nhắc đến cho đến năm  1943  nhờ những bản dịch
        của Đặng Thai Mai. Một cuộc cải cách giáo dục năm
        1917 chia chế độ giáo dục thành ba cấp: cấp sơ đẳng
        (3  năm),  cấp  tiểu  học (3  năm) và  cấp cao  đẳng tiểu
        học (4 năm).  Những người  tốt nghiệp  cao  đẳng tiểu
        học có  thể  làm  thủa  phái  ở  các  cơ  quan  Nam  Triều
        hay  làm  thông  phán  ở  các  cơ  quan  của  Pháp,  họ
        biết  đôi  chút  về  khoa  học  và  văn  học  không  giống
        như  cách  đào  tạo  thông  ngôn  ngày  trước.  Những
        người  tốt  nghiệp  cao  đẳng  tiểu  học  có  thể  học  tiếp
        ba  năm  để  thi  tú  tái.


        474
   467   468   469   470   471   472   473   474   475   476   477