Page 475 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 475
Chỉ cần một sơ suất lá Đảng sẽ lãnh đạo nhân dân
nổi dậy và chế độ thực dân sẽ sụp đổ.
6. Trong hoàn cảnh ấy, không thể nào áp dụng
chính sách đàn áp như trước đây, mà chính các cáo
già thực dân thấy cần phải áp dụng một chính sách
mới. Đó là chấp nhận một mức độ tự do phê phán
nhất định. Báo chí có thể phê phán những hành vi
hối lộ, tham nhũng, những bất công... miễn là đừng
đụng đến chính chế độ thuộc địa. Bằng cách ấy, sẽ
chia rẽ uy tín của Đảng Cộng sản và tạo nên một
thứ ánh sáng cho các nhóm chống đối nhưng không
cộng sản. Hoạt động của văn học công khai 1930-1945
là nằm trong hoàn cảnh ấy. Ta chỉ cần xét xu hướng
Phong Hóa - Ngày Nay thì rõ.
N hất Linh, tức Nguyễn Tường Tam là nhà báo
phương Tây, tư sản điển hình biết tạo nên quần
chúng độc giả của mình, ông là nhà báo giàu kinh
nghiệm nhất của nhóm tư sản- tiểu tư sản. Vũ khí
ông sử dụng là cái cười, chế nhạo tất cả những gì
mà một đầu óc phương Tây cho là lố bịch. Cái cười
là võ khí của kẻ yếu, nhưng khi nó được cụ thể hóa
thảnh tranh châm biếm thì nó lôi cuốn được những
anh thị dân cỡ nhỏ, tự mình bất lực, nhưng muốn
khẳng định diện mạo mình bằng một kiểu chống
đối không làm thực dân căm ghét. Đã học qua hội
họa tại Trường cao đẳng hội họa Hà Nội, dưới bút
danh Đông Sơn, ông tạo nên ba điển hình quen thuộc
là Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh để chế nhạo các hủ
tục. Tiếp theo ông lá những họa sĩ có thực tái như
Nguyễn Gia Trí và nhất lả Tô Ngọc Vân tạo nên
477