Page 473 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 473
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đòi hỏi
không chỉ công nhân (lúc náy còn gọi là cu-li theo
đúng nghĩa đen của nó) mả cả sự giúp đỡ về kỹ
thuật của người Việt. Ba trường Bách công được mở
ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn để đào tạo những người
cai. Một trường đại học được mở ở Hà Nội năm 1907
gồm khoa Y (sau này tách ra thánh ngành dược và
ngành hộ sinh), khoa văn (sau này bị bỏ), khoa khoa
học, khoa luật và khoa công chính. Vào năm 1938
trường gồm khoa luật, khoa y, khoa dược, khoa khoa
học, khoa công chính. Con số học sinh rất thấp:
810.000 năm 1944 trong đó đại đa số học cấp tiểu
học và 100.000 học các trường tư; 6.350 trong các
trường cao đẳng tiểu học, 1329 trong các trường
trung học.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là
số lượng hay trình độ văn hoá mà nhân cách của
thế hệ trí thức mới. Một thí dụ: Hồ Chí Minh, Trần
Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn
Chí Thanh, Tố Hữu, chỉ kể những nhân vật quốc
tế, đều là học sinh của một trường duy nhất, trường
Cao đẳng tiểu học Huế.
Mặt khác, chính phủ cần nhửng báo chí để tuyên
truyền cho chính sách văn hóa vá ván hóa Pháp.
Tiêu biểu nhất trong loại này là tờ Nam Phong(1917-
1934) của Phạm Quỳnh chủ trương hợp tác triệt để
với Pháp đồng thời "bảo vệ" văn học và văn hóa
Việt Nam. Cùng với các báo do chính thực dân tài
trợ, xuất hiện những báo ít nhiều thuộc tư nhân:
Hữu Thanh, Đông Dương tạp chí...
475