Page 471 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 471

Mặc  dầu  thế,  sự  tiếp  xúc  này  mới  chỉ  là  quá
     độ.  Tuy  có  nói  đến  tình  hình  chung  các  thuộc  địa
    bị  đế  quốc  đàn  áp,  nhưng nó  không  thấy  lực  lượng
     chính  chống  đế  quốc  là  nông  dân.  Duy  lý  luận  của
     nó  thiếu  một  sự  phân  tích  khoa  học  má  chủ  yếu
    vẫn  dựa  trên  tình  cảm.  Muốn  triệt  để  chỉ  có  thể
     dựa  vào  duy  lý  luận  Mác-xít  là  điều  còn  quá  sớm.
     ư u   điểm  của  phong  tráo  lá  nó  thay  đổi  rất  nhanh
     và kịp thời, chuyển từ cần  Vương kiểu cũ sang quân
     chủ  lập  hiến  năm  1904  khi  Phan  Bội  Châu  thành
     lập  Duy  tân  hội,  rồi  sang  dân  chủ  trong Việt  Nam
     Quang  phục  hội  năm  1912.  Phan  Châu  Trinh  chủ
     trương đường lối  dân chủ  "Chấn  dân  khí,  Khai dân
     trí,  Hậu  dân  sinh",  củng  với  chính  sách  bất  bạo
     động  từ  năm  1906  trong  khi  chủ  trương  bất  bạo
     động  của  Gan-đi  là  vào  năm  1909.

         Xét về m ặt nhận thức luận, nó chứng tỏ trí thức
    Việt  Nam  rất  nhạy  bén  với  cái  mới.  Nếu  như  trí
    thức  Nho  học  Trung  Quốc  rất  vất  vả  trong  việc  từ
    bỏ  Nho  giáo,  thì  trí  thức  Việt  Nam,  mặc  dầu  là
    những  người  đỗ  đạt  cao  nhất  trong  chế  độ  thi  cử
    xưa,  lại  sẵn  sàng từ bỏ  gia tài văn hóa  xưa  để  theo
    cái  mới,  miễn  là  có  biện  pháp  cứu  được  nước.  Cụ
    Huỳnh Thúc Kháng, giải nguyên trong kỳ thi hương,
    hoàng  giáp  trong kỳ  thi  hội,  rồi  trở  thành  Phó  chủ
    tịch trong chính phủ liên hiệp kháng chiến của Cách
     mạng tháng Tám là bằng chứng không thể  chối cãi
    về  tính  liên  tục  của  văn  hóa  Việt  Nam  trong  quá
     trình  lịch  sử.


                                                            473
   466   467   468   469   470   471   472   473   474   475   476