Page 468 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 468

5.     Quá  trình  tiếp  xúc  giữa  Việt  Nam  và  Pháp
         trải  qua  ba  giai  đoạn.  Mỗi  giai  đoạn  như  vậy  đều
         diễn  ra  với  sự  thay  đổi  của  cả  hai  bên,  bên  nhân
         dân  Việt  Nam  và  bên  chính  sách  của  Pháp.
              (1). Trong giai đoạn từ  1858 đến hết thế kỷ XIX,
         người  Pháp  không  hề  chú  ý  tới  văn  hóa,  vá  người
         Việt Nam mà đại biểu là các nhà Nho chỉ nhìn thấy
         người  Pháp là  đại biểu  cho  chế  độ  dã man  dựa trên
          sức  mạnh  của  vũ  khí.  Đạo  Thiên  Chúa  dạy  người
         Việt  Nam  bỏ  Tổ  quốc,  phục  vụ  địch.  Người  Pháp
         chỉ  lo  đào  tạo  những  thông  ngôn  giúp  họ  đàn  áp
         người  Việt  để  đổi  lấy  sâm  banh,  sữa  bò  và  lạc  thú
         xác thịt, về phía Việt Nam,  những đề  nghị cải cách
          của Nguyễn Trường Tộ,  Nguyễn  Lộ Trạch đều xuất
          phát từ yêu cầu độc lập dân tộc của người Việt trước
          nguy cơ m ất nước vào tay người Pháp.  Những người
          am  hiểu  tiếng  Pháp  lúc  bấy  giờ  chủ  yếu  là  công
          giáo,  trong  khi  chấp  nhận  một  tình  trạng  không
          đảo  ngược  được  vẫn  tìm  cách  bảo  vệ  nền  văn  hóa
          dân  tộc,  chống  sự  đồng  hóa  về  văn  hóa  bằng  cách
          dùng  chữ  quốc  ngữ  như  một  công  cụ  để  dịch  các
          sách  kinh  điển  Hán,  phiên  âm  các  tác  phẩm  xưa
          của  người  Việt,  hay  làm  từ  điển  (Trương  Vinh  Ký,
          Trương  Minh  Ký,  Trương  Duy  Toản,  Huỳnh  Tịnh
          Của).  Năm  1866,  Nguyễn  Trọng  Quản  viết  Truyện
          thầy  Lazarô  Phiền,  tiểu  thuyết  đầu  tiên  theo  xu
          hướng  tiểu  thuyết  Pháp.  Sự  tiếp  xúc  này  vẫn  còn
          theo xu hướng yêu nước,  quân  chủ,  do  các nhà Nho
          yêu  nước  (Phan  Văn  Trị,  Nguyễn  Đình  Chiểu...)
          lãnh  đạo.


         470
   463   464   465   466   467   468   469   470   471   472   473