Page 463 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 463
Khái niệm Tổ quốc gần như vắng mặt trong
văn học Pháp. Nó chỉ xuất hiện khi nước Pháp bị
xâm lược, như chẳng hạn váo đầu cách mạng Pháp
hay trong giai đoạn gần đây bị phát xít Đức chiếm
đóng. Dưới thời phong kiến ở châu Âu, người nông
nô chỉ biết có lãnh chúa không biết đến vua và
nước. Cuộc chiến tranh trăm năm (1337-1443) không
phải là cuộc chiến tranh giữa nước Anh và nước
Pháp như các sách lịch sử nói, mà chỉ lá cuộc chiến
tranh giữa hai dòng họ lãnh chúa lớn nhất của hai
nước, dòng học Plan-ta-giơ-nê (Plantagenet) ở Anh
và dòng học Ca-pê (Capet) ở Pháp và sau đó nhà
nước dân tộc của Pháp mói ra đời. Nước Pháp cùng
với nước Anh thực hiện sớm sự thống nhất dân tộc
và nhò vậy mà nhanh chóng có một hệ thống thuộc
địa rộng lớn cũng không phải lo bị xâm lược. Trong
một thời gian dài, Thiên Chúa giáo đã trở thành
mối liên hệ tinh thần tạo nên văn hóa châu Âu và
m ột người biết tiếng Latinh cho đến thế k ỷ XVIII,
theo Antoine Meillet trong "Những ngôn ngữ của
châu Âu hiện đại"(hes langues de r Europe nouvelle)
có thể dạy tại bất kỳ trường đại học náo ở châu Âu.
Bốn nguyên lý chủ đạo của văn học Pháp (tính toàn
nhân loại, chủ nghĩa duy lý, cá nhân luận và tự do
cá nhân) là đối lập lại bốn nguyên lý của văn hóa
Việt Nam trước đây (Tổ quốc, gia đình - làng mạc,
thân phận và diện mạo). \
4. Tính toàn nhân loại của văn học Pháp lá
xuất phát tử truyền thống Hy-La, rồi truyền thống
Thiên Chúa giáo xem con người như một sáng tạo
465