Page 460 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 460
giáp đến các hội về văn học, nghề nghiệp, chức vụ,
tôn giáo, tín ngưỡng.
Sự đùm bọc của cộng đồng trong các tổ chức tự
quản cấp cho anh ta một thân phận do địa vị của
anh ta trong những tổ chức khác nhau, đều tự quản
dựa trên những tiêu chí khác nhau (tuổi tác, chức
vụ, học vấn, nghề nghiệp, tôn ti trong họ hàng, gia
thế) khiến anh ta có một diện mạo vá do đó, anh
ta khác xa tình trạng không có diện mạo và không
có thân phận của người nông nô châu Âu và người
dân Trung Hoa trước kia. Người nông nô châu Âu
chỉ tìm thấy diện mạo vá thân phận sau khi chết,
trước Thượng đế. Còn người dân Trung Hoa là nạn
nhân của một chế độ quan liêu hung bạo có thể
làm cỏ cả một vùng khi nó phật ý, một điều không
hề có trong lịch sử Việt Nam ở đấy người dân được
láng xã tự quản che chở.
Tính hai m ặt này mà các công trình nghiên cứu
văn hóa theo Âu châu luận đều bỏ qua chính lá cơ
sở của hiện tượng hai văn hóa tồn tại song song
trong văn học, nghi lễ, tín ngưỡng, chính trị, tổ chức
xã hội, kinh tế và cả quân sự. Cả làng đánh giặc,
và người dân rất chủ động, giầu sáng kiến trong
chiến đấu cũng là xuất phát từ tính hai m ặt náy.
Con người Việt Nam, do đó, có ý thức về nhân
cách mình. Anh ta sinh ra với ý thức trách nhiệm
đối với gia đình, họ hàng, làng mạc và tổ quốc. Ngược
lại, do ý thức trách nhiệm náy mà anh ta được đảm
bảo về thân phận trong sự đùm bọc của cộng đồng,
về diện mạo trong cương vị của anh ta trong những
462