Page 457 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 457
ít ỏi có ý thức đem đến sự hài hòa trong xã hội.
Thứ hai, một chế độ quân chủ chuyên chế tìm mọi
cách mở rộng đất đai bằng võ lực, chứ không phải
một sự lôi cuốn thiên hạ bằng văn hóa. Thứ ba,
một tầng lớp quan liêu được đào tạo đơn thuần bằng
con đường khoa cử theo lối học thuộc lòng các kinh
điển Nho giáo để kiếm ăn, không nghĩ đến trách
nhiệm đối với quần chúng lao động, chứ không phải
những con người không nghĩ đến lợi lộc cho bản
thân mình, sống làm gương tốt cho nhân dân về tu
thân, giữ cần, kiệm, liêm chính. Thứ tư, một lối
giải thích giáo điều, trong đó các khái niệm có quan
hệ qua lại, có điều kiện giữa người trên và người
dưới đều bị vứt bỏ để chỉ chấp nhận cách lý giải
một chiều của người dưới đối với người trên, một
cách tuyệt đối, không có điều kiện. Thứ năm, việc
vứt bỏ những khái niệm then chốt của Khổng học
là chữ "thời", chử "Trung dung", tức là sự thích nghi
với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể và giữ một mức
độ hợp lý vừa phải. Thứ sáu, việc lý giải mọi hiện
tượng theo những lý thuyết bói toán của âm dương,
ngũ hành, Kinh Dịch, trong khi học thuyết của Khổng
tử là bất khả tri luận; một học thuyết chỉ bó hẹp
vào các quan hệ giữa người đối với người bỗng biến
thành một cách lý giải vạn năng, giáo điều cho mọi
hiện tượng, mọi cách ứng xử. Thứ bảy, Nho giáo
trở thành công cụ của chế độ quân chủ chuyên chế,
trong đó ông vua trở thành một anh vĩ cuồng và
coi dân như cỏ rác. Những điều này chủ yếu đều
459