Page 456 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 456

Pháp,  để  nêu  lên  những  ảnh  hưởng  của  một  Tây
        phương hóa rất thành  công ở cái  góc xa xôi  này của
        Viễn  Đông,  của  một  sự  tiếp  xúc  Đông-Tây  mà  ảnh
        hưởng  sẽ  ngày  càng  quan  trọng  trong  cái  thế  giới
        mới  náy,  trong  đó  tiếp  xúc  văn  hóa  sẽ  trở  thành
        nền  tảng  cho  mọi  sự  tiếp  xúc.
            Để nhất quán trong một công trình văn hóa học,
        tôi  phải  bỏ  qua  vấn  đề  chính  trị,  chủ  nghĩa  thực
        dân.  Tôi  nói  đến  văn  hóa  Pháp  mà  không  nói  đến
        chủ nghĩa thực dân Pháp, về m ặt phương pháp luận,
        khi  người  ta nghiên  cứu văn  hóa gắn liền với chính
        trị,  thì  không  thể  nào  đi  đến  những  kết  luận  thỏa
        đáng về tiếp xúc văn hóa. Chủ nghĩa thực dân Pháp
        lá  một  sự  xuyên  tạc  văn  hóa  Pháp  cũng  như  chủ
        nghĩa bành trướng Trung Quốc là  một sự xuyên tạc
        học  thuyết  Khổng  tử.
            Là một người chuyên về Hán học, tôi thấy những
        nét  sau  đây  của  Nho  giáo  cha  ông ta  không  những
        không  có  trong  "Luận  ngứ",  công  trình  duy  nhất
        chắc  chắn  về  Khổng  học,  mà  thậm   chí  không  thể
        có  trong óc của  Khổng tử,  đồng thòi  hoàn  toàn  trái
        ngược với  tư tưởng và  cuộc  đời  của  nhà  triết  gia vĩ
        đại.  Những  điều  dưới  đây  Khổng  tử  đều  chống  lại,
        nhưng  đã  trở  thành  nền  tảng  của  Nho  giáo,  mặc
        dầu số công trình về Nho giáo là rất nhiều, các công
        trình  ấy  không  xét  đến  m ặt  nhận  thức  luận  của
        Khổng  tử  nên  đều  bỏ  qua.
            Thứ  nhất,  một  Nho  giáo  được  nâng  lên  địa  vị
        quốc  giáo,  chiếm  địa  vị  độc  tôn,  chứ  không  phải  là
        một  học  thuyết  chỉ  dành  cho  một  thiểu  số  hết  sức


       458
   451   452   453   454   455   456   457   458   459   460   461