Page 453 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 453
sự tiếp xúc thứ hai chủ yếu là bó hẹp vào một thời
gian ngắn ngủi dưới một thế kỷ (1858-1945). Các
bài viết của tôi về văn hóa Việt Nam không có tham
vọng nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở bản thân nó,
mà chỉ cố tìm cách giới thiệu phương pháp làm việc
giúp các bạn trẻ thoát khỏi Âu châu luận. Nếu như
trong các khoa học tự nhiên không ai nói đến chuyện
thoát ly khỏi Âu châu luận, thì đó lá vì khoa học
tự nhiên lá chung cho loài người. Trái lại, đối với
các khoa học xã hội và nhân văn, việc xây dựng
những khái niệm mới hay lý giải lại các khái niệm
của phương Tây cho thích hợp với thực tế Việt Nam
không bị các "Khái niệm đồng âm " của phương Tây
(chữ náy lá của anh Thảo) chi phối là hết sức
quan trọng.
Trong triết học, ngôn ngữ học, văn học, xã hội
học, kinh tế học, chính trị... chúng ta đều phải tiến
hành công tác này. Neu không, các cách lý giải của
ta đều sẽ bị méo mó và ta sẽ không hiểu tại sao,
mặc dầu ta làm hết sức nghiêm túc và có thiện chí,
thực tế vẫn không đáp ứng mong mỏi của ta. Con
đường này chính là do anh Trần Đức Thảo mở đầu.
Anh rất thông thạo về triết học Đức, và chính nhờ
anh mà tôi làm quen với triết học Đức và triết học
hiện đại, nhưng anh vẫn chưa có điều kiện đối vói
văn hóa phương Đông.
Trong cuộc đòi phiên dịch, tôi có kinh nghiệm
như sau: khi dịch một khái niệm quen thuộc của
Trung Hoa như nhân, nghĩa, lễ, đạo, âm, dương...
ra tiếng châu Âu, tôi không tài nào tìm được một
455