Page 455 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 455
(2) . Những tiếp xúc văn học giữa Trung Quốc
và Việt Nam là những tiếp xúc giửa hai nước, nhưng
những tiếp xúc giữa văn học Việt Nam với văn học
Pháp lại là một bộ phận của những tiếp xúc quốc
tế có tính chất thế giới. Đe đáp ứng tình hình mới,
Việt Nam phải Tây phương hóa văn học của mình
về hình thức và nội dung, phải chấp nhận những
cách lý giải trái ngược với kinh nghiệm trước đây,
phải giải quyết những vấn đề mới xuất phát tử một
hệ tư tưởng mới, phải tiến hành một sự xét lại triệt
để cách làm trước đây bởi vì tiếp xúc văn hóa trước
m ắt cũng lả tiếp xức với ván hóa phương Tây. Vá
Việt Nam cần phải nhận thức rõ bản sắc văn hóa
của mình, để cho sự tiếp xúc này có lợi, tránh được
những mò mẫm kéo dái.
(3) . Sự tiếp xúc văn học giữa Việt Nam vả Trung
Quốc lả được tiến hành có ý thức bởi bộ máy chính
quyền để đảm bảo "Một chủ quyền thực sự dưới cái
vẻ lệ thuộc giả tạo". Nhưng những đổi mới của văn
học Việt Nam trong thòi Pháp thuộc lại được tiến
hành bởi một nhân dân đấu tranh chống lại chế độ
thuộc địa của Pháp vì chính phủ Việt Nam lúc này
đã là công cụ của chế độ thuộc địa. về bản chất,
nó thuộc phong trào chống thực dân của thế kỷ này
và khác các phong trào văn học của thời kỳ độc lập
trước đây.
2. Trong phạm vi một vấn đề to lớn như vậy,
liên quan tới hai tâm thức đối lập nhau, tôi sẽ bó
hẹp váo việc giới thiệu nhứng nét chính của một
bên là tâm thức Việt Nam và một bên lá tâm thức
457