Page 454 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 454
khái niệm châu Âu tương ứng. Vậy ngược lại, những
khái niệm châu Àu mà ta dịch là giai cấp, sở hữu,
cá nhân, trí thức, địa chủ, tư sản, phong kiến, nông
dân... cũng phải hiểu trong ngoặc kép, tức là ở Việt
Nam, thực tế nội dung mà với tư cách người Việt
chúng ta cảm thấy và thể nghiệm qua năm mươi
năm nay là rất khác cái nội dung má các sách phương
Tây đã cấp cho nó. Mọi khái niệm của khoa học xã
hội và nhân văn phương Tây tất yếu là dựa trên
thực tế phương Tây trong một giai đoạn lịch sử cụ
thể, rất xa chúng ta về không gian, thời gian và
tâm thức cho nên khó lòng thích hợp với xã hội ta.
1. Xét về mặt nhận thức luận, tiếp xúc văn hóa
Việt-Pháp khác tiếp xúc văn hóa Việt-Hoa về những
điểm sau đây:
(1). Tiếp xúc văn học giữa Việt Nam và Trung
Quốc là tiếp xúc giữa hai nước cùng một nền kinh
tế tự túc tự cấp. Vì có những sự giống nhau như
vậy, cho nên dù Việt Nam có chấp nhận nhiều thể
văn Trung Hoa, các thay đổi vẫn biểu lộ về mặt
hình thức hơn là về m ặt nội dung. Điều này chúng
ta đã thấy một phần trong chương nói về sự khúc
xạ của Nho giáo Việt Nam. Còn sự tiếp xúc với
Pháp lầ thuộc loại khác hẳn. Một nền văn minh
nông nghiệp tiếp xúc với một nền văn minh công
nghiệp. Văn hóa Pháp khác xa văn hóa Việt Nam,
các thể chế của Pháp chẳng có gì chung với các thể
chế Việt Nam. Những tiếp xúc này đòi hỏi những
thay đổi không chỉ về hình thức má về cả nội dung.
456