Page 461 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 461

thể  cộng đồng khác  nhau  theo  những tiêu chí  khác
    nhau và  đều tự quản.  Thực chất của câu  "Phép  vua
    thua lệ làng" chính lá khẳng định tính tự quản này
    của  văn  hóa  Việt  Nam.
        Tuy vậy, nhân cách luận náy quá Việt Nam nên
    thiếu tính toàn nhân loại,  quá bó hẹp vào bổn phận
    đối  vói  nhau  trong  các  thể  cộng  đồng  khác  nhau
    nên  không  đạt  đến  chủ  nghĩa  duy  lý,  không  vươn
    tới  việc  chinh  phục  xã  hội  và  tự  nhiên  để  mưu  cầu
    hạnh  phúc  cho  đồng  loại.  Nho  giáo  không  thể  có
    tính  chất  náy  vì  nó  lo  khẳng  định  tôn  ti  trong  xã
    hội.  Lão  giáo  trong  khi  gạt  bỏ  tôn  ti  lại  đẩy  con
    người ra khỏi  các quan hệ  chính trị  và xã  hội,  bàng
    quan với  số phận người dân.  Nó là một thứ cá nhân
    luận chỉ  dành riêng cho trí thức.  Với Phật giáo,  con
    người  thành  một  chúng  sinh,  đã  tử  bỏ  việc  cải  tạo
    thế  giới  để  trở  thành  một  cây  sậy  lo  thổi  phồng  ý
    thức  về  sự  bất  lực  của  mình.  Văn  học  dân  gian  có
    tính  toàn  nhân  loại,  nhưng  lại  thiếu  cái  cơ  sở  tư
    biện  để  nâng nó  lên thành một hệ  tư tưởng độc  lập
    và  nhất  quán.  Đặc  biệt,  trong  xã  hội  xưa  gần  như
    không  có  tư  hữu  nên  thiếu  ý  thức  cá  nhân  và  tự
    do  cá  nhân.
        Ý thức về  nhân cách  biểu lộ  rõ  rệt trong ý thức
    về  giá  trị  của  tầng lớp  quân  tử,  tài  tử,  nhưng chưa
    mở  rộng  ra  toàn  thể  loài  người  để  chấp  nhận  cá
    nhân.  Con  người  quen  sống  trong  một  xã  hội  phục
    tùng  những quy  tắc  cha  ông  để  lại  nên  không  biết
    đến  tiến  bộ,  phúc  lợi  vật  chất,  lợi  ích  kinh  tế  và


                                                           463
   456   457   458   459   460   461   462   463   464   465   466