Page 466 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 466
tung ra một bản tuyên ngôn khẳng định giá trị toàn
nhân loại của cách lựa chọn.
Ngưòi ta hay nói đến tính trong sáng của tiếng
Pháp. Nhưng một người làm công tác ngôn ngữ học
sẽ thấy tính trong sáng này không phải xuất phát
tử bản thân tiếng Pháp. Ngoài hệ biến hóa của các
động từ không đều đặn ra, tiếng Pháp là khá nghèo
nàn về những biến đổi hình thái học, trật tự các
từ lại cố định, cách cấu tạo từ bị quy định quá chặt
chẽ, các từ lại đa nghĩa, tức là xét về tính trong
sáng ở bản thân ngôn ngữ, tiếng Pháp không bằng
tiếng Đức, tiếng Nga. Tính trong sáng náy là xuất
phát từ bản thân người Pháp muốn viết một ngôn
ngữ trong như pha lê, chỉ có một nghĩa và dễ tiếp
thu nhất.
Người Đức, viết cho thỏa cái tham vọng tư biện,
tìm tòi của mình. Anh ta đuổi theo tư tưởng mình
như một thiện xạ lao theo thú săn, vào mọi ngóc
ngách của rừng rậm, chẳng cần nghĩ đến người đọc.
Cảm giác của tôi khi đọc Hê-ghen, Mac, Hut-xeclơ
(Huserl) lá thế. Còn người Pháp viết là để tìm thấy
tính thống nhất giữa tác giả và người đọc, cho nên
cố hết sức viết sao cho đạt được tính thống nhất
này. Không phải ngẫu nhiên mà từ thế kỷ XVII
đến thế kỷ XIX, các tác phẩm có tiếng nhất của
Pháp được đọc trong các phòng khách thính cho các
công nương nghe trước khi công bố.
Tính duy lý là chung cho phương Tây, nhưng
tính duy lý của Pháp lại rất đặc biệt. Nó không
phải là duy lý luận vụ lợi như ở Mỹ, duy lý luận
468