Page 470 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 470
giứ trong các nhà tù nhưng sự đổi mới văn hóa đã
diễn ra trong đó ảnh hưỏng của văn hóa Pháp là
khá rõ.
Một là, tính toán nhân loại. Khi Việt Nam nhận
thức rằng mọi đế quốc đều cấu kết với nhau để đàn
áp bóc lột các thuộc địa thì cuối củng để giành lấy
độc lập trước sau gì cũng phải dựa vào một tổ chức
toàn nhân loại chống lại toàn bộ chủ nghĩa đế quốc.
Tổ chức ấy chỉ có thể là Quốc tế Cộng sản, Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh vào năm 1925 đều
chống lại chủ nghĩa đế quốc của Nhật, thừa nhận
tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội tức là theo con
đường của Nguyễn Ái Quốc. Nhưng đó là mãi sau
khi phong trào tân thư đã thất bại, cũng như sau
khi hy vọng dựa vào một nước Pháp theo Cách mạng
Pháp đã hoàn toàn tan vỡ. Mặc dầu thế, nó đã giúp
cho trí thức Việt Nam tỉnh dậy khỏi giấc mơ giáo
điều về một sự giúp đỡ của N hật Bản chống lại
Pháp, cho nên cuộc vận động Đại Đông Á của Nhật
cũng những năm 40 chẳng có ảnh hưởng văn hóa
gì và những người yêu nước chân chính chẳng ai
theo, khác hẳn phong trào Đông du đầu thế kỷ.
Hai là, chủ nghĩa duy lý biểu hiện bằng thái
độ triệt để chống Tống Nho, đòi hủy bỏ chế độ khoa
cử, chống chế độ quân chủ, yêu cầu cải cách theo
phương Tây. Lần đầu tiên các nhà Nho xuất thân
từ khoa cử và là những người lỗi lạc nhất của nền
giáo dục xưa, yêu cầu bỏ chữ Hán, học chữ Quốc
ngữ, tự họ làm thương nghiệp, tham gia các phong
trào quần chúng.
472