Page 478 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 478
sinh đông đảo, chế độ tư hữu tài sản, nhửng nhà
văn sống đơn thuần bằng tiền nhuận bút.
Xuất hiện nền văn học hàng hóa trái với trước
đây lá nền văn học quà tặng; nhà văn viết để làm
nhiệm vụ bầy tôi hay để tìm thú vui cho mình và
tặng bạn bè chứ không kiếm sống bằng tác phẩm.
Nen văn học này chỉ làm bá chủ ở Pháp vào thế
kỷ XVIII, tuy trước đó đã có, nhưng không chiếm
ưu thế. ớ Việt Nam vào những năm 20 với Tản Đà,
mới có nhà văn bán văn để sống, còn trước đó nhà
văn chủ yếu sống bằng nghề khác, dù có viết và
xuất bản nhưng để làm nhiệm vụ với ván hóa không
phải để mưu sinh. Trương Vĩnh Ký, Trần Chánh
Chiếu và ngay cả Hồ Biểu Chánh cũng đều như
vậy. Một số người khác làm trợ bút trong các báo
thực tế tuy sống bằng nghề viết, nhưng chủ yếu là
dịch, nghiên cứu, làm báo chứ chưa thực sự sống
bằng thơ văn của chính mình.
Một nền văn học quà tặng thay đổi rất chậm
về nội dung và hình thức, trái lại khi văn học là
hàng hóa nó phải thay đổi rất nhanh về nội dung
và hình thức để đáp ứng những nhu cầu nội tâm
của độc giả: hàng thì phải mới, phải đáp ứng những
nhu cầu trong lòng người đọc má người đọc không
nói ra được. Trong một nước số độc giả không đông
như Việt Nam, một nhà vãn phải viết đủ mọi thể
loại, phải kiêm nhà báo, phải dịch, phải phê bình
đủ mọi thể loại Trong giai đoạn này có hàng chục
480