Page 479 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 479
tờ báo tiếng Việt cho nên những nhà văn có thể
sống đơn thuần bằng nghề viết.
Trong phạm vi một đề tài phức tạp vả rộng lớn
tôi chỉ có thể nêu lên những nét chính của sự tiếp
xúc. Mỗi nét như vậy trong công trình. "Tiếp xúc
văn hóa Việt-Pháp"ít nhất có một chương trình riêng,
nhưng cũng chỉ thu hẹp vào mặt giói thiệu phương
pháp làm việc mà thôi, không đi vào bản thân các
sự kiện, về m ặt trình bày thực trạng của từng ngành,
như thơ, tiểu thuyết, nghệ thuật, tư tưởng, tôi thấy
gần đây trong nước và ngoài nước đã có những công
trình rất hay, rất tốt. Tôi không có điều kiện và
ngay cả phương tiện để làm. Tôi chỉ trình bày khía
cạnh "tại sao", tức khía cạnh nhận thức luận mong
có thể góp phần giúp các bạn thánh công hơn nữa
mà thôi.
Điều rất đáng chú ý là nền văn học này không
phải chịu ảnh hưởng của vãn học Pháp mà tôi đã
học ở trường, trái lại chịu ảnh hưởng phần văn học
Pháp đương thời không dạy trong trường học. Neu
như nhà trường dạy văn học thế kỷ XVII khá kỹ
thì thế kỷ này chỉ được giới thiệu ở Việt Nam qua
những vở kịch của Mô-li-e nhưng lại bị Việt Nam
hóa quá mức nên chẳng còn gì là Mô-li-e (Moliere)
nữa. Còn kịch Coóc-nây (Corneille) lại bị biến thành
tuồng, tức là bằng một hình thức quá phương Đông.
Neu Huy-gô và La-mác-tin (Lamartine) của thế kỷ
XIX được một số người dịch, thì các bản dịch bằng
lục bát hay song thất lục bát, vì quá Việt Nam nên
đã làm tác phẩm m ất cái thi tứ Pháp, về thơ, tác
481