Page 485 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 485
đều dịch ra từ tiếng Pháp và một người biết tiếng
Pháp thấy ngay dấu vết hiển nhiên của công việc
dịch thuật: "Không những... mà còn trở lên, không
những thế, một khi, trên cơ sở, chưa hết, nói đúng
ra, vả lại, chẳng hạn, hơn nữa, phẩn nào..."
Chính nhờ quá trình sao phỏng này mà tiếng
Việt trở thành gần các ngôn ngữ biến tố hơn mọi
ngôn ngữ "đơn lập" của châu Á, và vào năm 1960,
một người phiên dịch bình thường có thể dịch Mác,
Lênin trôi chảy, điều mà trước đó ngay một người
giỏi tiếng Pháp như Nguyễn Văn Vinh, hay Phạm
Quỳnh cũng khó lòng làm nổi. Nếu ta chấp nhận
quan điểm thao tác luận về việc làm cho ngôn ngừ
trong sáng thì biện pháp làm tiếng Việt phát triển
để đảm nhiệm vai trò công cụ của khoa học kỹ thuật
chính là tìm những biện pháp để chuyển các cách
diễn đạt của ngôn ngữ phương Tây sang tiếng Việt
sao cho Việt Nam nhất và thành công nhất. Tôi gọi
đó là "Mẹo dịch".
9. Bây giờ nói đến sự tiếp xúc về thơ. Neu xét
về m ặt biểu hiện thì Hoài Thanh, các nhà phê bình,
các bài giảng văn đã nói rất hay. Tôi chỉ xét về mặt
nhận thức luận cắt nghĩa tại sao lại như vậy. Cái
mới của "Thơ mới" đó là thơ "hàng hóa", "hàng hóa",
theo kiểu thơ hàng hóa của châu Âu, đối lập vái
thơ cũ là thơ "quà tặng";
Thơ hàng hóa lả một hiện tượng chỉ mới xuất
hiện ở phương Tây vào thế kỷ XVI - XVIII, còn trước
đó vẫn là thơ quà tặng, dù là thơ Hy Lạp của Pin-đa-rơ
(Pindare), thơ Latinh của Ho-ra-xơ (Horace) hay thơ
487