Page 489 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 489
Đường theo khuôn khổ xưa, "cô điển", nhưng cảm
hứng vẫn là cảm hứng phương Tây khi biểu lộ một
nỗi cô đơn của phương Tây. Dù Huy Cận, Vũ Hoảng
Chương có sử dụng những tử ngữ Hán rất thánh
công nhưng cảm hứng của họ vẫn lả thuộc phương
Tây, gần với Véc-len (Verlaine), Bô-đơ-le-rơ. Dù Vũ
Đình Liên có trở về quá khứ, tìm an ủi ở đấy, nhưng
thơ anh vẫn lá thơ quen cảm hứng Bô-đơ-le-rơ. Một
người quen với thơ Pháp sẽ tìm thấy trong thơ mới
nhiều câu lấy ở thơ Pháp chẳng khác gì ta có thể
tìm thấy trong thơ cha ông ta những câu lấy ở thơ
Trung Hoa.
Một khi thị hiếu thay đổi thì cái nhìn của người
Việt ngay đối với văn học cũ cũng thay đổi. Tất cả
mọi tác phẩm xUa trong đó nội dung là thuần Nho
giáo như các bài văn chương trường ốc, thuần Đạo
giáo như các sách bói toán, đồng bóng, thuần Phật
giáo như các kinh Phật chẳng lôi cuốn ai. Muốn lôi
cuốn một độc giả mới dứt khoát tác phẩm phải xuất
phát từ cái cơ sở toàn nhân loại của văn học dân
gian nhưng rồi được nâng lên bởi một cơ chế lý luận
Phật giáo như "Kiều", Nho giáo như văn học yêu
nước. Lão Trang như trong "Cung Oán Ngâm khúc".
Tôi sống trong một gia đình khoa bảng thấy rất rõ
các bài thơ mà các bác của tôi, toàn là đại khoa và
cha tôi đọc cho nhau nghe đều không thu hút tôi
mặc dầu tôi hầu trà cũng hiểu các bài ấy.
(3) Nếu phân tích nội dung thơ mới từ chính nó
thì không thể nào hiểu đúng nó được. Năm 1951 -
1952 tôi sống ở Vụ Văn học Nghệ thuật, rồi ở Hội
491