Page 490 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 490
Vãn Nghệ, tham dự chỉnh huấn cùng tổ với Thế
Lứ, Văn Cao hai nghệ sĩ nổi tiếng cá nhân luận
nhất. Lúc đó tôi mới hiểu tại sao văn học Việt Nam
có những điểm khác xa văn học Pháp tuy cả hai
đều thiên về tính toán nhân loại, tính duy lý, cá
nhân luận vá tự do cá nhân.
Như tôi đã nói ở trên, không thể nào có một lý
giải đúng đắn về văn học Việt Nam nếu bỏ quên
đối thủ duy nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp là
Đảng Cộng sản Đông Dương. Các nhà thơ và các
nhà văn Việt Nam tuy nói huênh hoang về cái tôi,
đề cao tự do cá nhân và quảng cáo về cái "triết lý"
của họ, nhưng trong thâm tâm người nào cũng thấy
mình hèn, tài năng ngôn ngữ của mình chỉ là một
món hàng lạc điệu, bởi vì trước m ắt họ đã có những
người anh hùng thực sự. Là dân tiểu tư sản thành
thị, họ thích cá nhân luận như mọi anh chàng tiểu
tư sản. Nhưng chảng tiểu tư sản này lại là đứa con
của một truyền thống độc lập, trên một ngàn năm,
cho nên trong khi nói huênh hoang về tự do cá nhân,
người nào trong lòng cũng cảm thấy mình làm trái
ngược với bản sắc văn hóa của mình.
Chính vì vậy má người nào cũng thấy cô đơn,
tủi nhục. Những chiêu bái họ đưa ra chính họ đều
thấy là sự lừa dối. Nó chỉ làm họ buồn, khổ. Họ
thấy mình sống vô nghĩa. Thế Lữ chạy theo cái đẹp
để thấy mình cuối cùng là một "cô gái đã phong
trần", một kẻ trụy lạc. Xuân Diệu tán dương tình
yêu chỉ để thấy "yêu lầ chết", thấy mình sợ hãi
chính mình. Nguyễn Bính chỉ còn biết khóc. Huy
492