Page 491 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 491

Cận nhớ nhà trong mọi hoàn cảnh. Vũ Hoảng Chương
     thấy  mình  bị  "giống nòi khinh".  Cả  bốn  yếu  tố  của
     văn  học  Pháp  đều  bị  khúc  xạ  qua  lăng  kính  của
     bản  sắc  văn  hóa  dân  tộc  trở  thành  cái  trái  ngược
     với  chính  nó.  Bởi  vì  hạnh  phúc  không  hề  có  ở  đây
     mà  ở  chỗ  khác,  khi  Tố  Hữu  cất  lên  tiếng  nói  mới
     của  mình  tiếp  tục  truyền  thống  thi  ca  cách  mạng
     trong  các  nhá  tù.  Neu  phê  phán  các  nhược  điểm
     quá giản đơn thì sẽ không công bằng.  Thực tế chính
     thơ này nói  lên  đúng sự  thực tâm  hồn  của  một  thế
     hệ  và  rất  có  giá  trị.
          (4)     Mặc dầu những nhược điểm này, chính phong
     trào thơ mới  đã  tạo  nên  một bước chuyển biến  thực
     sự trong thi ca dân tộc. Nó diễn ra cực nhanh, trong
     vòng  6  năm  (1932-1939),  thơ mới  đã  thay  thế  hoàn
     toàn thơ cũ.  Quyển  "Thi Nhân  Việt Nam" của.  Hoài
     Thanh  và  Hoài  Chân  năm  1942  cấp  cho  ta  danh
     sách  46  nhà  thơ với  169  bài  thơ,  quá  nửa  được  thế
     hệ chúng tôi thuộc lòng. Tôi có đọc nhiều sách nghiên
     cứu  các  nền  văn  học  ở  nhiều  nước,  nhưng  không
     thấy  ở  đâu  có  một  sự  đổi  mới  thi  ca  nhanh  chóng
     và  thành  công  đến  như  vậy.

          Xét  về  hình  thức,  thể  thơ  tám  chữ,  tuy  thừa
     hưởng của ca trù  nhưng đã trở thành  độc lập,  thừa
     hưởng kinh nghiệm của thể thơ 12 âm tiết của Pháp.
     Thể thơ năm  chữ đã tiếp thu những tìm tòi của thơ
      tượng trưng  Pháp  để  trở  thành  một bài  ca  nội  tâm
     và  sau  đó  một  người  bình  thường  cũng  có  thể  làm
      một  bài  thơ năm  chữ thành  công  trong  khi  thể  thơ
     này  thời  xưa  chưa  có  thảnh  tích  ^   đáng  kể.  Nếu


                                                            493
   486   487   488   489   490   491   492   493   494   495   496