Page 496 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 496
bật nhất là Vũ Trọng Phụng. Ngay những nghệ sĩ
trước đây có nhưng dao động cũng đổi mới phong
cách của mình và tạo nên được những tác phẩm lôi
cuốn: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Lan Khai.
Nền văn xuôi giai đoạn 1930-1945 có nhiều thành
tích có thể so sánh với bất kỳ nền văn học thuộc
địa nào. Chúng ta có đủ mọi loại tiểu thuyết có thể
có ở Pháp, đủ xu hướng nghệ thuật với những tác
phẩm có khả năng sống lâu dái; các tiểu thuyết
tâm lý, xã hội, luận đề, ngay cả tiểu thuyết trinh
thám, lịch sử. Tất cả đều mang dáng dấp Pháp ở
những điểm sau đây làm thành nét khu biệt của
văn học Pháp so với các nền văn học khác ở phương
Tây: Nhân vật rất ít, m âu thuẫn chủ yếu là về tâm
lý, gần như không có âm mưu (intrigue), ngôn ngữ
rất sáng rõ, dễ hiểu không có trò chơi chữ, con người
lo tự thực hiện mình hơn là lo những quyền lợi.
về tiểu thuyết, những tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng là thuộc tầm cỡ thế giới, những truyện vừa
của Nhất Linh, Khái Hưng, Nam Cao không kém
những truyện vừa của Pháp. Còn các truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Thạch Lam
có thể xếp vào văn học thế giới, về tủy bút, Nguyễn
Tuân là một nhà văn của thế giới.
Con người Việt Nam là thế. Văn hóa Việt Nam
tìm lại được bản sắc của mình. Neu như ngay ở
nưóc Pháp nổi tiếng về tự do cá nhân, Đảng Cộng
sản Pháp đã một thời là Đảng của trí tuệ Pháp thì
việc văn học Việt Nam, đất nước tổ quốc luận, theo
498