Page 501 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 501
bản sắc của mình vá muốn phát huy bản sắc ấy để
làm nhân dân lao động Việt Nam giàu có bằng thu
nhập riêng về văn hóa cũng phải tuân theo những
quy luật chung của văn hóa thế giới trong giai đoạn
hiện tại, giai đoạn của kinh tế hậu công nghiệp.
1. Tôi xin bắt đầu bằng một thành tựu văn hóa
có thực, có khả năng phát huy trong giai đoạn mới,
để tử đó rút ra một vài thao tác cần làm.
Thứ nhất lá sơn mài. Chúng ta đều biết tranh
sơn mài là một cống hiến nghệ thuật của Việt Nam
vào văn hóa thế giới. Câu chuyện lá khá gần đây.
Trước kia, Việt Nam chỉ dùng sơn mài trong nghề
trang trí, chủ yếu là đối với các đồ thò, các câu đối.
Một số nghệ sĩ Việt Nam mà trước hết là Nguyễn
Gia Trí đã chuyển ngành thủ công thấp kém này
nâng nó lên thánh nghệ thuật, đưa nó vào hội họa.
Tôi nhớ ngày nó mới ra đời có người có ý kiến chống
lại, đòi kéo sơn mài về quá khứ trang trí trưốc đây.
Nhưng những nghệ sĩ giàu tinh thần tự hào dân
tộc, với say mê nghệ thuật, quyết tâm lao động cho
văn hóa đất nước vẫn kiên quyết đi con đường đã
chọn. Tôi đọc bài của cố họa sĩ Tô Ngọc Vân nói về
sơn mài và tương lai của nó vô cùng xúc động và
sung sướng. Sau mấy chục năm với sự cố gắng của
nhiều thế hệ họa sĩ, sơn mài đã đứng vững như
một đóng góp của nghệ thuật Việt Nam vào nghệ
thuật thế giới.
Ta hãy phân tích hiện tượng có thực này để
hiểu muốn bước vào nghệ thuật vào văn hóa thê
giới, đem đến giàu có cho những người lao động
503