Page 363 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 363
M úa mồi thường dùng điệu Xá thượng Xá
dây lệch.
Múa dệt gấm, điệu bỉ thợ, bộ cửa đình".
Mỗi điệu múa tuân theo những quy tắc nghiêm
ngặt, tùy theo các giá (Quan Lớn, ông Hoàng, các
Cô, các Cậu...). Hầu hết các giá đều có múa. Điệu
múa phải phù hợp với tên các giá và thường được
gọi theo tên các vật cầm để múa (kiếm, cung, mái
chèo...). Múa đây là múa đơn (nam hay nữ), ngay
khi nhiều người cùng nhập đồng như ở Huế cũng
không có phối hợp mà là múa của cá nhân. Giá hầu
Quan đệ nhất có múa khai quang để mở màn, ngưdi
hầu bóng hoa nắm hương trước mặt. Quan đệ nhị
múa kiếm; Quan đệ tam múa song kiếm; Quan đệ
ngũ múa long đạo. Các bá múa quạt, múa tay không,
múa mồi. Cái mồi làm bằng giấy bản tẩm nến đốt.
Các Cô múa quạt, múa hèo, múa hoa, múa chèo đò.
Các Cậu múa lân, múa hèo. Các đệ tử trên đường
vào điện vừa đi vừa nhảy giật, lắc vai, rung người.
Các điệu múa thích hợp với từng vai, với quần áo,
trang phục vị thần.
9. Nếu Giê-su tự khẳng định mình là một vị
Chúa ghen tị (dieu jaloux) thì Đạo giáo Việt Nam
lại rất bao dung. Nguyễn Hữu Thông và Trần Văn
Tuấn trong Một vài suy nghĩ về đạo Tiên thiên Thánh
giáo đã khẳng định điều đó. về nguồn gốc, đạo náy
thờ nữ thần Chăm Po Y an Inu Nưgar, được thờ
nhiều nơi trên đất Chăm ở tháp Nha Trang, ở Phan
Rang, Bà Rịa (Bế Ngãi) mà bia năm 1836 do Phan
Thanh Giản viết ở Tháp Bá là văn tự cổ nhất. Rồi
365