Page 358 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 358
lớn Đệ nhất, 25 lần Quan lớn Đệ nhị... Ngũ Hổ
giáng 14 lần, ông Lốt giáng 4 lần và 4 lần vong
hồn tổ tiên giáng. Trong một buổi lễ có từ 10 đến
20 lần thần giáng (15).
Giai đoạn hai: Người đồng đảo tức là vị thần
đã ngự. Neu lá nữ thần Y giơ bàn tay phải, nếu là
nam thần Y giơ bàn tay trái. Neu là ông Hoàng Cả
thì giơ một ngón tay, ông Hoàng Hai thì giơ hai
ngón tay... Cái khăn cất đi, người đồng rửa mặt
trong một chậu thau đồng, ăn trầu. Y múa những
điệu múa hấp dẫn, nói, cười, ra lệnh, chữa bệnh,
trử tà... Quần chúng được ban bùa, trầu, hoa quả,
tiền (trước kia là tiền đồng, sau này là bạc giấy xếp
hình thuyền, hình hoa).
Giai đoạn ba: Cuối cùng ngài bắt đầu ra đi.
Nhạc và lời ca nói lên vị thần đã ra đi. Người đồng
hất đầu ra phía sau, ngón tay giơ lên, số ngón thay
đổi theo vị thần. Người ta nói ngài "thăng". Đôi khi
nhiều vị thần lần lượt nhập váo một người đồng.
Cái gì ở đây cũng được lý tưởng hóa: vũ lí tưởng
hóa cử chỉ, lá cây lá thuốc, lá bùa đốt thành tro có
sức mạnh đuổi ma tà. "Đồng" là từ gốc Hán chỉ
người con trai dưới 15 tuổi, trong trắng, ngây thơ.
Theo Phan Ke Bính (16) có hai dòng đồng là đồng
thờ Thánh Mau và đồng thờ vua cha Bát Hải. Có
lẽ lúc đầu người ta dùng con trai ít tuổi, sau đó
người ta dùng người lớn và con gái. "Cốt" có nghĩa
là xương, tướng mạo như trong "tiên cốt". Người
Thổ ở Bắc Bộ gọi là Cô bụt, tương ứng với cô đồng,
ngồi hát, cầu nguyện trong khi gảy đàn tam. Hầu
360