Page 360 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 360
diện mạo này nhiều lúc muốn sống với một thân
phận khác, có một diện mạo khác. Bao nhiêu yêu
cầu trái ngược ấy cần đến sự giải tỏa dưới một áo
giáp. Ao giáp duy nhất bảo vệ cá nhân chống lại
tôn ti luận của cuộc sống đó là tín ngưỡng thờ Mau.
Cho nên không phải ngẫu nhiên mà mọi hình
thức văn nghệ dân gian đều hội tụ ở đây. Đây lả
kho tàng văn nghệ đang chờ đợi các nhà nghiên
cứu có cái "cản" nhân dân khai thác, ghi chép, đổi
mới, sáng tạo. Bỏ qua nó, coi thường nó, rồi tìm
tính nhân dân ở sách là rất dại. Không có cái tính
nhân dân trống không, trước không ai làm, không
ai biết.
Hát văn trước hết có một ván bản gọi là "chầu
văn". Trong bộ "Thư mục Hán Nôm" có bốn quyển
sưu tập các bái chầu văn này. (số 593, 3727, 4125,
470). Trong danh mục của M. Durand có 24 bài.
Trong danh mục của Ngô Đức Thịnh có 54 bài.
Đố là những bài văn vần phần lớn do người
cung văn biên soạn để ca ngợi các thần linh. Người
này đảm nhận vai trò chính trong âm nhạc. Nghĩa
đen của "cung văn" là lắng nghe một cách cung kính.
Anh ta chịu trách nhiệm về nghi lễ, phải học nhạc,
chữ Hán có khi năm, sáu năm. Mỗi người chỉ phụ
trách một điện thờ.
Các lễ định kì hay bất thường của tín ngưỡng
Tứ Phủ đều có văn chầu và điện nhạc riêng. Ngô
Đức Thịnh nhận xét: "Ví dụ trong lễ tôn nhang (lễ
gia nhập tín ngưỡng) cung ván hát điệu sai, điệu
đồng. Đây là một hệ thống nghi lễ phức tạp gồm
362