Page 365 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 365
Nhiều người trong điện thần Tứ Phủ là người
đồng bào miền núi (Mưòng, Nùng, Dao, Chăm, Tày...).
Các nữ thần này khi nhập, đòi hỏi người đồng phải
ăn mặc theo cách đẹp nhất của người dân tộc. Chầu
Thác Bờ vì là người Mường nên mặc váy đen, cạp
váy thêu hoa, đầu chít khăn trắng, cổ đeo vòng bạc.
Bà Chúa Xứ mặc y phục Chăm, mặt xoa đen. Các
điệu nhạc cũng thể gọi chung là điệu xá, như Xá
Bằng, Xá Bắc, Xá Quảng... Các điệu vũ cũng vậy.
10. Một tín ngưỡng phát triển thì cuốn hút nhiều
tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng cơ bản Việt Nam là
biết ơn những người có công, đặc biệt những người
con ưu tú, nhất là các anh hùng. Truyền thuyết
nhanh chóng biến họ thành vị thần Đạo giáo. Việc
thờ Trần Hưng Đạo là nổi bật nhất về điểm này.
Đền thờ ở Kiếp Bạc, thuộc xã Hưng Đạo, huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Ngoài điện thờ Đức Thánh
Trần, còn thờ cả mẹ, hai con trai, con gái, con rể
và hai người hầu trung thành lá Yet Kiêu, Dã Tượng.
Hàng năm, vô số người đi bộ, đi thuyền đến
hành hương. Cùng với phủ Giầy ở Nam Định, Kiếp
Bạc lá trung tâm đồng lớn nhất. Đặc biệt ở đây chỉ
có ông đồng được gọi lá thanh đồng. Khi lên đồng,
người đồng dùng nhiều biện pháp để chứng minh
vị thần đã nhập váo mình; lấy khăn thắt cổ, nuốt
lửa, lấy xiên lình đâm qua lưỡi. Đặc biệt Thánh
Trần giúp các bà mẹ sinh con chống lại một thứ tà
gọi là tà Phạm Nhan, một phù thủy theo quân Nguyên
làm sẩy thai.
367