Page 362 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 362
(Phú nói, Phú bình, Phú tì bá...), cải lương (Xá
quảng...), tuồng (Kiều dương thượng...), chèo (Phú
dầu, Lới la...), quan họ (Đường trường chim thước...),
dân ca miền núi (các điệu xá, dân ca Xê-đăng...),
các điệu hò (Hò Huế, Hò nhịp một...). Có thể nói
không ngoa đây là bảo tàng nghệ thuật diễn xướng
dân tộc được duy trì thiêng liêng nhất.
Nhạc cụ thường dùng nhất lá một đàn nguyệt,
kết hợp với một bộ gõ (phách, trống, thanh la...) với
sáo, kèn bầu... tạo nên một hòa âm phong phú.
8. Vũ đạo. Các nhà nghiên cứu vũ đạo thường
băn khoăn về điểm: tại sao đồng bào thiểu số Việt
Nam đều có vũ trong sinh hoạt bình thường, mà
người Kinh lại thiếu? Nhưng nếu gạt bỏ cái màn
tôn giáo thì thấy ở đây và ở các lễ hội vũ cũng
phong phú. Dưới đây là những nhận xét của Hát vãn:
"Neu ở người Việt, nói chung, hình thức múa
không phát triển, thì trong H át văn, do các sinh
hoạt tín ngưỡng loại hình múa lại khá phát triển.
Với mỗi loại hình múa, có một điệu hát khác nhau,
phù hợp với tính chất vá tiết tấu của loại múa đó.
Ví dụ:
"Múa đao, kiếm, chùy, thường dùng điệu hát
dồn, lưu thủy (nhịp ba), trống và thanh la.
Múa hèo, dùng điệu lưu thủy, hát bỏ bộ, nhịp một.
Múa sư tử (giá cậu) dùng trống sư tử, hát bỏ
bộ, nhịp một theo tiếng trống.
Múa võ, khăn, thường dùng nhạc lưu thủy.
364