Page 359 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 359
bóng là nghi lễ quen thuộc của sa-man giáo bắt gặp
ở Xibêri và Trung Á. Thầy sa-man giao tiếp với thần
linh bằng cách để thần nhập vào. Cách này Việt
Nam gọi là "vị thẩn ốp đồng", ốp lả xuất phát từ
chữ áp Hán - Việt nghĩa là đè lên. Cách thứ hai
người đồng mê hẳn gặp thần trong giấc mơ rồi kể
lại. Cách này ở Việt Nam gọi là đánh đồng thiếp.
Những điều ta thấy ngày nay đã được A. de Rhodes
miêu tả vào cuối thế kỉ XVI, cố đạo Tissanier và
Lê Hữu Trác kể lại vào thế kỉ XVIII.
Đạo giáo Việt Nam không có tổ chức thống nhất
cho cả nước. Các điện thờ ít có quan hệ với nhau.
Không kể những người theo, người xem đến dự để
nhìn một cảnh tượng đẹp. Họ nhận quà tặng, cầu
xin thần ban phúc rồi trở về cuộc sống mọi ngày.
Không có quy tắc gì ràng buộc họ. Đây là một sinh
hoạt tôn giáo hơn là một tôn giáo đối với họ.
7. Hát văn. Hát văn là một hình thức sinh hoạt
âm nhạc gắn bó chặt chẽ với tục lên đồng, còn gọi
lá "chầu văn". Tôi nghĩ rằng hình thức náy đã có
từ trước, nhưng do áp lực của Nho giáo coi nhẹ tâm
linh nên ẩn náu váo linh hồn giáo trong đó có hiện
tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh. Con
người của môi trường Nho giáo chỉ có bổn phận đối
với cha mẹ, anh em... không tài náo rời khỏi những
cương vỊ xã hội cứng nhắc. Một người ở địa vị thấp
chắc chắn khát khao có lúc được ở một địa vị cao,
mọi người quỳ lạy trước mình. Một bá quan, nếu
đẹp, có lúc muốn mọi người nhìn mình như một
người đẹp hơn một bá quan. Con người ở thân phận,
361