Page 356 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 356
tiền để thết những người tham dự khi lễ hầu bóng
kết thúc. Vào một ngày lành, phải mang hoa quả
đến điện thờ. Một thầy cúng đọc lá sớ có ghi tên,
tuổi, nơi ở... nói anh ta xin làm lính một giáp tức
12 năm. Sau đó đến lễ "đội bát nhang": một bát tro
gỗ nghiến đựng bảy vật quý (lưu li, vàng, bạc, xà
cử, mã não, hổ phách, san hô) và cắm hương. Bánh
trái, hoa quả, đồ chơi đều theo màu của "giá đồng":
màu đỏ của Thiên phủ, vàng của Địa phủ, trắng
của Thoải phủ, xanh của Nhạc phủ. ông đồng ban
phát các vật và tiền cho những người tham dự.
Anh ta ngồi xếp bằng trên một cái bệ, đầu đội
cái khay đựng năm bát hương gọi là "năm bát công
đồng". Bà đồng gieo hai đồng tiền gọi là xin âm
dương. Neu một sấp một ngửa là vị thần đã nhận.
Neu không, lại cầu rồi gieo lại cho đến khi được
nhận. Anh ta đã có điều kiện "ngồi đồng". Sau đó
anh phải dự lễ với các vị thần gọi lá "trình đồng".
Anh ta phải học múa, hát, thuộc một số văn bản
gọi là "chầu văn", học thuốc, vẽ bùa, các phép đi
trên lửa, trên dao... điều quen thuộc với mọi sa man
giáo. Ông đồng, bà đồng này phải sắm những trang
phục màu khác nhau gọi là "khăn chầu áo ngự".
Có bộ đắt tới hai ba chỉ váng. Mỗi "giá đồng yêu
cẩu m ột trang phục riêng". Lại có thẻ ngà, thắt
lưng, đai vòng... vì các quan, các cậu, các cô đều
đòi trang phục đẹp.
Ngày xưa, một nông dân nghèo chỉ cần một chiếc
khăn đỏ phủ lên mặt là có thể hầu giá đồng. Vào
thời Pháp thuộc, có nhiều người trở nên giàu có.
358